V. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC 1 Tạm ứng
2. Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh
3. Lợi Tức Thuần 43,461,343,654 43,461,343,654 42,307,847,429 1,153,496,225 45,117,611,57 8 46,421,258,543 -1,303,646,965 46,408,007,294 46,399,393,207 8,614,087 100% 0.9735 0.0265 100% 1.0289 -0.0289 100% 0.9998 0.0002
Năm 2009: Trong 100 đồng doanh thu thuần phải dùng 97.35 đồng để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh tạo ra 2.65 đồng lợi tức.
Năm 2010: trong 100 đồng doanh thu phải dùng 102.89 đồng để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và như vậy phải bù lỗ 2.89 đồng.
Năm 2011: trong 100 đồng doanh thu thuần phải dùng 99.98 đồng bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh tạo ra 0.02 đồng lợi tức.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 03 năm qua có biến động. Năm 2010 lợi tức giảm xuống nhưng năm 2011 lại tăng lên tuy chưa cao. Ta thấy mức tăng này không cao là vì chi phí bỏ ra đã chiếm gần hết doanh thu. Công ty cần xem xét lại khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí thì mới đảm bảo được xu hướng tăng của lợi tức.
3.3. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
3.3.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán: 3.3.1.1 Khả năng thanh toán hiện hành:
Thể hiện mối quan hệ so sánh giữa TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn. Với số liệu của công ty trên bảng cân đối kế toán ta có:
103,365,654,012 Cuối năm 2010 = ────────── = 1.0024 ( lần ) 103,114,431,481 115,051,348,040 Cuối năm 2011 = ────────── = 0.9981 ( lần ) 115,269,607,429
Nhận xét: Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2011 là 0.9981 nghĩa là có 0.9981 đồng tài sản lưu động tính cho một đồng nợ ngắn hạn. So với năm 2010 là 1.0024 thì khả năng thanh toán hiện hành không được khả quan lắm, nhưng tỷ lệ năm 2011 giảm xuống không nhiều, nguyên nhân là do trong năm công ty có khoản nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động,
cụ thể là các khoản nợ người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ chiếm phần lớn trong nợ ngắn hạn 64,226,488,441 và 43,643,942,515.
3.3.1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh:
Đây là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa các TSLĐ có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt so với các khoản nợ ngắn hạn.
29,955,051,641 Cuối năm 2010 = ────────── = 0.2905 103,114,431,481 41,620,917,190 Cuối năm 2011 = ────────── = 0.3611 115,269,607,429
Nhận xét: Tỷ lệ thanh toán nhanh luôn nhỏ hơn tỷ lệ thanh toán hiện thời. Việc bỏ bớt tài sản dự trữ ( hàng tồn kho và hàng lưu động khác ) ra khỏi nguồn tài sản đảm bảo nợ ngắn hạn là hợp lý. Qua hai năm, ta thấy tình hình tài chính của công ty năm sau tốt hơn năm trước. Trong năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 0.3611 đồng có khả năng thanh toán mặc dù so với năm 2010 đã tăng hơn 0.7060 đồng. Tuy nhiên tỷ lệ thanh toán nhanh qua các năm vẫn nhỏ hơn 1, nghĩa là công ty không có sẵn tiền để thanh toán nhanh.
3.3.1.3. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt:
Là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn tỷ lệ thanh toán nhanh, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đòi hỏi cần phải có sẵn để thanh toán.
4,676,894,424 Cuối năm 2010 = ────────── = 0.0454 103,114,431,481 3,493,237,593 Cuối năm 2011 = ────────── = 0.0303 115,269,607,427
Nhận xét: Tỷ lệ trên cho thấy trong cả hai năm, công ty đều không có sẵn tiền để thanh toán. Trong năm 2011, một đồng nợ ngắn hạn đơn vị chỉ có sẵn 0.0303 đồng tiền mặt để thanh toán tức thời, thấp hơn năm 2010 là -0.0151 đồng.
3.3.1.4. Tỷ Lệ Tài Trợ:
Tỷ lệ này cho thấy khả năng tự chủ của công ty. Tỷ lệ này càng cao nói lên mức độ tài chính càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ và hầu hết mọi tài sản của công ty được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.
251,222,531 Cuối năm 2010 = ────────── = 0.0024 103,365,654,012 80,413,611 Cuối năm 2011 = ────────── = 0.0007 115,350,021,040
Nhận xét: Với tỷ lệ trên, năm 2011 trong 1 đồng vốn hoạt động có 0.0007 vốn chủ sở hữu thấp hơn năm 2010 là -0.0017 đồng cho thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm xuống. Dựa vào bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu giảm rất nhanh từ năm 2010: 251,222,531 và năm 2011: 80,413,611 và chiếm tỷ trọng với nguồn vốn lần lượt là 0.24%, 0.07%, tuy nhiên tỷ trọng này quá nhỏ so với số nợ phải, điều này lý giải tại sao tỷ lệ tự tài trợ của công ty còn quá thấp, do đó phần lớn tài sản của công ty được đầu tư bằng các khoản nợ.
3.3.1.5. Nguồn Vốn Lưu Động Thuần:
Là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hay nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn ta có:
Cuối năm 2010 = 251,222,531 – 643,857,000 = - 392,634,469 Cuối năm 2011 = 80,413,611 – 298,673,000 = - 218,259,389
Nhận xét: Trong 2 năm nguồn lưu động đều là giá trị âm, vốn luân chuyển càng lớn thì mức độ đảm bảo khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn. Với giá trị như trên là do nguồn vốn chủ sở hữu trong năm thấp hơn nhiều so với tài sản dài hạn, do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này mới đánh giá chính xác có ảnh hưởng như thế nào đến tương lai.
3.3.2. Các Tỷ Số Về Tình Hình Nợ:
3.3.2.1. Phân Tích Tình Hình Thanh Toán:
Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán của công ty, ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán như sau: