Về phía ngân hàng: giấu nợ và hành xử rủi ro

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 29)

Việc bán nợ xấu cho VAMC giúp những ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy định trích lập giảm áp lực trích lập dự phòng ngay lập tức, số dự phòng này sẽ được phân bổ đều tối đa 5 năm; nhận tái cấp vốn từ NHNN khi trái phiếu đặc biệt được tái chiết khấu, qua đó không chỉ giúp làm cho bảng cân đối kế toán của ngân hàng trông đẹp hơn, mà còn tạo cơ sở cho việc khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều lý do khiến cho các ngân hàng phải chần chừ khi hợp tác với VAMC.

Thứ nhất, đối với các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng, việc bán nợ lại làm tăng số trích

lập dự phòng, bởi lúc này giá trị của tài sản đảm bảo sẽ không được tính đến khi phải trích lập lại dự phòng. Đồng thời, theo nguyên lý phát tín hiệu, những ngân hàng phải bán nợ cho VAMC sẽ giảm uy tín đáng kể trong mắt khách hàng và cổ đông. Hiển nhiên là các ngân hàng đều không muốn mình thuộc danh sách yếu kém này.

Thứ hai, những nợ xấu mà VAMC mua đều là những khoản nợ có tài sản bảo đảm, khi bán nợ,

ngân hàng sẽ không còn quyền xử lý các khoản nợ này nữa, trong khi ngân hàng chưa rõ VAMC có tích cực xử lý các khoản nợ này hay không, bởi nếu không xử lý thì sau một thời gian ngân hàng

phải tiếp tục chịu trách nhiệm về khoản nợ này và phải hoàn trả lại số tiền đã được NHNN tái cấp vốn. Rõ ràng là những món nợ mà VAMC trả lại sau một thời gian không xử lý được thì khả năng thu hồi lại gần như bằng không.

Thứ ba, VAMC giao cho ngân hàng chủ yếu là trái phiếu đặc biệt, đây là một loại trái phiếu

chưa có tiền lệ ở Việt Nam cũng như không được sự bảo lãnh từ Chính phủ, và ngân hàng chưa rõ tiêu chuẩn để được tái cấp vốn như thế nào, tỷ lệ tái cấp vốn là bao nhiêu.

Thứ tư, VAMC chỉ xử lý những tài sản có đảm bảo, trong khi vẫn còn một lượng không nhỏ các

khoản nợ xấu mà ngân hàng đã cho vay theo các điều khoản dễ dãi và không có bảo đảm, lại chính là phần nợ xấu mà ngân hàng muốn xử lý nhất. Hiện tại, các ngân hàng đang cố gắng xử lý những khoản nợ này bằng cách yêu cầu thế chấp bổ sung nhưng rất hạn chế và cách duy nhất có hiệu lực là tăng trích lập dự phòng rủi ro và gần như chấp nhận suy giảm lợi nhuận và mất vốn.

Như vậy, ngân hàng sẽ có động cơ giấu nợ xấu bằng cách giãn nợ, tái cho vay… để tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đạt dưới 3% và không phải bán nợ xấu cho VAMC. Khi buộc phải bán nợ thì khoản vốn nhận được từ tái chiết khấu ngân hàng sẽ có tiềm năng cho vay những món nợ có rủi ro cao nhằm đạt lãi suất cao thay vì thận trọng để bù vào những khoản bị buộc phải trích lập. Đây là tình huống của sự lựa chọn ngược mà hệ quả là dễ dẫn đến vòng xoáy nợ xấu lặp lại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w