Đằng nào cũng chẳng mất gì

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 28)

Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận, khi các món nợ xấu được VAMC xử lý thành công thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ nhất định (tỷ lệ này hiện vẫn chưa được ban hành, nhưng theo dự thảo là 2%) trên số nợ đòi được, phần còn lại sẽ được ngân hàng hưởng toàn bộ. Trường hợp VAMC không xử lý được các khoản nợ xấu này, VAMC chỉ cần đợi đến khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thì trả lại khoản nợ xấu cho ngân hàng, và ngân hàng phải thanh toán lại cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) số tiền đã được tái cấp vốn thông qua trái phiếu đặc biệt, như vậy rủi ro của VAMC khi không thể xử lý được các khoản nợ này gần như bằng không.

Ngoài ra, do VAMC không phải bỏ ra bất kỳ một đồng tiền thực nào để mua nợ xấu, mà thực ra đã được NHNN “bao thanh toán”, nên VAMC không có áp lực bị thua lỗ để nỗ lực trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó, do thời hạn hoạt động của VAMC không được ấn định trước nên cũng không hề có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Biện pháp nuôi nợ hay tái cấu trúc doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thuận lợi và các bất cập pháp lý chưa được tháo gỡ là hết sức rủi ro và tốn kém.

Mục tiêu của VAMC không phải để tối đa hóa lợi ích của các ngân hàng, với nguồn lực hiện tại cùng với động cơ không rõ ràng, khả năng lớn nhất là VAMC chỉ lưu giữ các khoản nợ xấu của ngân hàng một thời gian bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt, hết thời gian trái phiếu thì VAMC trả lại khoản nợ đó cho ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng vẫn không có những cải thiện thực chất.

Như vậy, VAMC chỉ đóng vai trò tạm thời giữ nợ xấu cho ngân hàng, đồng thời tổ chức này gần như không tốn một đồng tiền thực nào để mua lại nợ xấu. Tất cả những điều này sẽ không tạo động lực thúc đẩy VAMC xử lý rốt ráo các khoản nợ xấu.

Ví dụ, món nợ trị giá 100 đồng nhưng VAMC hoàn toàn có thể bán cho bên thứ ba với giá 50 đồng, hay 30 đồng, 20 đồng. Liệu các ngân hàng có bán nợ xấu của mình cho VAMC khi thấy tài sản của mình có nguy cơ sụt giảm đáng kể giá trị? “Có thể các ngân hàng tốt không muốn bán nợ

xấu cho VAMC vì sợ mất giá trị tài sản. Chỉ có các ngân hàng thực sự xấu, đã mất hết vốn là muốn tham gia để nhận được tiền”, một chuyên gia tài chính nhận xét.

Ngân hàng Nhà nước cũng chịu rủi ro lớn. Vì theo cơ chế này, các ngân hàng yếu kém có thể được vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước, trong khi họ có thể chi trả được khoản vay này hay không vẫn là câu hỏi lớn. Khả năng Ngân hàng Nhà nước mất luôn lượng vốn này là hoàn toàn có thể xảy ra. “Mô hình này có thể tạo ra tâm lý ỷ lại của các ngân hàng yếu kém. Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt vì cho vay thiếu cẩn trọng trong quá khứ nhưng giờ đây lại có cơ hội nhận được tiền từ Ngân hàng Nhà nước”, chuyên gia nói trên nói.

Theo nguyên tắc căn bản, VAMC được lập ra không phải để giúp toàn hệ thống mà để tập trung hỗ trợ các ngân hàng tốt đang gặp rắc rối vì tình hình chung của thị trường. Như thế, việc giải quyết nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng tốt làm sạch phần nào bảng cân đối kế toán để tiếp tục cho vay, đồng thời có thể nhận thêm nguồn vốn từ bên ngoài, ví dụ như từ các đối tác nước ngoài muốn rót vốn vào ngân hàng nhưng còn e ngại về nợ xấu. “Với mô hình hiện tại, VAMC khó thực hiện được các mục tiêu đó”, chuyên gia này kết luận.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY VAMC (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w