Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn ngắn hạn

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG KINH DOANH (Trang 27 - 28)

Do đặc điểm của vốn ngắn hạn là chuyển dịch giá trị một lần vào giá trị sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất, hình thái giá trị của nó thay đổi qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy, quản lý và sử dụng vốn ngắn hạn là khâu quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như ta đã biết vốn ngắn hạn tồn tại dưới dạng tiền mặt, vật tư, hàng hoá…đây là những tài sản rất dễ gặp rủi ro do những tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp và khách quan từ môi trường bên ngoài mang đến như:

- Sự ứ đọng vật tư, hàng hoá do việc sản xuất của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường về thị hiếu, chất lượng sản phẩm, giá cả…

- Kinh doanh bị thua lỗ kéo dài hoặc bị chiếm dụng vốn quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến thiếu hụt vốn ngắn hạn.

- Nền kinh tế bị lạm phát, giá cả tăng nhanh nên sau mỗi làn luân chuyển vốn ngắn hạn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá. Mặt khác, vốn lưu động ở mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có cơ cấu tài sẩn lưu động khác nhau và sự luân chuyển vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nên mối doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý phù hợp. Tuy nhiên các doanh nghiệp phải dựa trên những nguyên tắc chung nhất cho việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Thời điểm kết thúc vòng quay của vốn nên tiến hành vào mỗi kỳ kế toán, vì vòng quay vốn ngắn hạn trùng với chu kỳ vốn kinh doanh.

- Đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG KINH DOANH (Trang 27 - 28)