Việc bảo toàn và phát triển vốn cố định được đặt ra như một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp, nó xuất phát từ những lý do khách quan sau.
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn. Nó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- So với chu kỳ vận động của vốn ngắn hạn thì chu kỳ vận động của vốn dài hạn hơn nhiều lần và phải mất nhiều năm mới hoàn đủ vốn ứng ra ban đầu cho chi phí về tài sản cố định. Trong thời gian đó đồng vốn bị đe doạ bởi các rủi ro do những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Chúng làm giảm hoặc thất thoát vốn như: lạm phát, sự phát triển của khoa học, công nghệ….
Từ những lý do chủ yếu trên ta thấy việc bảo toàn và phát triển vốn dài hạn là một trong những công việc rất quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn.
Trên lý thuyết việc bảo toàn vốn dài hạn là phải thu hồi toàn bộ phần giá trị đã đầu tư vào tài sản cố định. Điều này chỉ là lý tưởng và đúng trong điều kiện
kinh tế không có lạm phát và không có sự hao mòn vô hình. Do đó trong thực tế việc thu hồi lại toàn bộ nguyên giá tài sản cố định sẽ trở nên không hiệu quả nếu như việc thu hồi đầy đủ giá trị thực của tài sản cố định và nguyên giá của tài sản cố định là hai đại lượng khác nhau. Song quan trọng là hai đại lượng này ít nhất phải có cùng sức mua để tạo ra một giá trị tài sản tương đương. Có như vậy vốn dài hạn mới được đảm bảo và thực hiện tái sản xuất tài sản cố định.