Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 27)

1.2.2.1. Nhân tố về kinh tế của các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010

1.2.2.1.1. Những quy định của các nước nhập khẩu đối với hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

- Mức thuế nhập khẩu của các nước dành cho hạt điều Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010:

Khi nước nhập khẩu thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu là một công cụ rất đắc lực, tác động một cách trực tiếp làm tăng giá cả hàng nhập khẩu và giảm mức tiêu thụ. Do đó, tại thị trường có mức thuế nhập khẩu cao, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.

Với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và ký kết các hiệp định hợp tác về kinh tế với các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, hạt điều của Việt Nam được hưởng mức thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước thành viên WTO và các nước đã ký kết hiệp định hợp tác với Việt Nam. Đối với thị trường của các nước thành viên WTO là thị trường rộng lớn gồm hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, hạt điều xuất khẩu của Việt Nam được hưởng mức thuế quan theo ưu đãi tối huệ quốc. Điều đó cũng có nghĩa là hạt điều của Việt Nam được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất mà hạt điều xuất khẩu của các nước khác được hưởng. Điều đó giúp hạt điều của Việt Nam giảm đi sự bất lợi khi phải cạnh tranh với hạt điều xuất khẩu của các quốc gia khác là thành viên của WTO. Khi xuất khẩu hạt điều sang các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, với những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hạt điều mà các nước đã ký kết trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và các Hiệp định ACFTA (giữa ASEAN với Trung Quốc), Hiệp định AKFTA (giữa ASEAN với Hàn Quốc) đã giảm mức thuế nhập khẩu hạt điều vào các thị trường trên xuống chỉ còn 0%.

- Các quy định phi thuế quan đối với hạt điều của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010

Quy định về hạn chế số lượng là một trong những biện pháp hạn chế nhập khẩu vào thị trường của một quốc gia. Trước đây, biện pháp bảo hộ thương mại

này được áp dụng khá phổ biến với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tuy nhiên, sau khi Hiệp định về nông nghiệp của WTO được ký kết tại vòng đàm phán Uruguay (năm 1995), các nước thành viên WTO đã cam kết không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cho nông sản từ các nước thành viên WTO. Còn với nông sản nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên WTO thì không được hưởng ưu đãi kể trên.

Khi nước nhập khẩu duy trì quy định hạn chế về số lượng hạt điều từ Việt Nam, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có một định lượng nhất định khi xuất khẩu hạt điều vào một thị trường nào đó, dẫn tới việc họ phải xin quota mới được phép xuất khẩu, dung túng cơ chế xin – cho và hạn chế khả năng thâm nhập thị trường mới của doanh nghiệp. Vào năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Các nước thành viên khác của WTO phải tuân theo tinh thần trong hiệp định chung của WTO là xóa bỏ hạn chế về số lượng trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, trong đó có Công ty cổ phần Intimex Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu và thâm nhập các thị trường mới. Đây là nhân tố tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty.

Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Song song với việc cắt giảm những biện pháp thuế quan, hạn chế số lượng, các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu. Điều này khiến cho một lượng lớn hạt điều Việt Nam không thể vượt qua các tiêu chuẩn do vấn đề quản lý vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường chưa được nhiều đơn vị chế biến chú trọng. Các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe tại các thị trường nhập khẩu hạt điều đã hạn chế nguồn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty Intimex, do chất lượng hạt điều của Việt Nam còn chưa đồng đều. Tuy rằng Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã có nhiều biện pháp quản lý chất lượng hạt điều xuất khẩu, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu, nhưng việc đảm bảo quy trình chế biến hạt điều nhập khẩu đúng tiêu chuẩn luôn là vấn đề khó khăn, vì công ty không quản lý được quy trình sản xuất chế biến do các đơn vị khác thực hiện, mà chỉ có thể dựa vào việc kiểm tra thành phẩm. Điều đó dẫn đến không kiểm soát được quy trình chế biến có tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường hay không. Ngoài ra, mỗi công đoạn sản xuất đều có

một tác động nhất định lên bán thành phẩm và gián tiếp hay trực tiếp tác động đến thành phẩm về mặt chất lượng, trong đó có an toàn thực phẩm. Ví dụ, một số công đoạn trong quy trình chế biến hạt điều xuất khẩu phải sử dụng hóa chất nhằm tăng thời gian bảo quản và ngăn ngừa sự phát triển của côn trùng trong sản phẩm. Khi đó, nếu việc sản xuất không tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt, sẽ còn tồn dư lượng hóa chất lớn hơn mức độ cho phép và các nước nhập khẩu sẽ không chấp nhận những lô hàng như vậy với lý do bảo vệ sức khỏe cho công dân nước mình. Một trường hợp vào tháng 12/2006 là việc lô hàng xuất khẩu của một doanh nghiệp ở Lâm Đồng bị kết luận có dư lượng chất permethrin là 0,08ppm, trong khi mức tối đa cho phép tại Nhật là 0,05ppm. Vụ việc đã khiến cho hạt điều của các công ty xuất khẩu Việt Nam phải lấy mẫu kiểm tra tới 50%, gây tốn kém về thời gian và chi phí đối với các công ty xuất khẩu (Nguồn: vnexpress.net, cập nhật ngày 28/12/2006). Những rào cản về kỹ thuật có thể gây ra những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều không thể lường trước được, khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hạt điều, gây bất lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.

1.2.2.1.2. Tình hình kinh tế các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010

Bản chất của việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là sự tăng cường khối lượng sản phẩm bán ra trên một thị trường xuất khẩu. Vì vậy, khi doanh nghiệp xuất khẩu một loại hàng hóa tiêu dùng sang các thị trường, mức chi tiêu của người dân cho các loại hàng hóa sẽ tác động lớn tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.

Tình hình của nền kinh tế của các nước nhập khẩu đang tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập và cách phân bổ thu nhập của dân cư, qua đó, tác động đến mức chi tiêu các loại hàng hóa, trong đó có hàng hóa nhập khẩu. Do vậy, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty sẽ gặp thuận lợi tại những nước có nền kinh tế phát triển ổn định, và sẽ gặp phải bất lợi nếu như nền kinh tế nước nhập khẩu lâm vào suy thoái, người dân không có khả năng chi trả cho hạt điều nhập khẩu.

tăng trưởng kinh tế và tình trạng thất nghiệp.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ năm 2006 – 2010, Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã kéo theo nhiều quốc gia có mức tăng trưởng âm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới vào năm 2009 chỉ đạt – 0,58%. Nền kinh tế của các nước nhập khẩu trên đà tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của dân cư, qua đó, mức chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu giảm xuống.

1.2.2.2. Nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội tại các nước nhập khẩu giai đoạn 2006– 2010 – 2010

- Nhân tố chính trị của nước nhập khẩu: Sự bất ổn về chính trị của các nước nhập khẩu sẽ mang lại nhiều rủi ro cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong tình trạng chiến tranh, bạo động, việc vận chuyển hạt điều xuất khẩu qua đường biển có thể bị gián đoạn, các mối quan hệ kinh doanh với bạn hàng bị phá vỡ. - Nhân tố văn hóa – xã hội của nước nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến yêu cầu của người tiêu dùng đối với chủng loại, chất lượng sản phẩm, đến thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Khi kinh doanh trên thị trường các nước có trình độ phát triển cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú ý rằng người tiêu dùng yêu cầu cao về bao gói, nhãn mác phải đầy đủ, nếu không đáp ứng được những yêu cầu như vậy thì không thể khiến họ chấp nhận sản phẩm.

1.2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu

Trên thị trường thế giới, một doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sẽ gặp phải sự tranh giành thị phần từ các doanh nghiệp của nhiều nước khác, ngoài ra, các nhà bán buôn trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều nguyên liệu cũng là những đối tượng có thể khiến doanh nghiệp phải giảm lợi nhuận của mình. Nếu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp càng có nguồn lực mạnh về tài chính, sản xuất với quy trình hiện đại tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tạo được thương hiệu mạnh, thì doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều của Việt Nam như Intimex càng khó khăn hơn trong việc thâm nhập vào các thị trường mới, cũng như có thể bị giảm thị phần trên các thị trường hiện tại. Khả năng chi phối giá cả trên thị trường của các nhà bán buôn càng mạnh thì các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều càng chịu thiệt

thòi khi bị ép giá. Trong tình trạng nguồn nguyên liệu hạt điều của Việt Nam càng phải nhập khẩu nhiều như thời gian qua, một sự kiện tại các nước trồng điều ảnh hưởng tới nguồn cung cũng tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu tăng giá nguyên liệu.

Trên thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới, các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty là các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước có ngành sản xuất và chế biến hạt điều phát triển. Đó là các doanh nghiệp của Ấn Độ và Brazil, các quốc gia có lượng xuất khẩu hạt điều chỉ đứng sau Việt Nam. Các doanh nghiệp chế biến của Ấn Độ và Brazil có công nghệ chế biến hiện đại hơn so với doanh nghiệp của Việt Nam, họ cũng quản lý khâu chế biến theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn. Từ đó, hạt điều của các doanh nghiệp Ấn Độ và Brazil sẽ không gặp nhiều khó khăn như hạt điều của Việt Nam một khi các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm được thắt chặt.

Tóm lại, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có nhiều tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để tăng cường hoạt động xuất khẩu, theo hướng mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó, việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều đang là một chủ trương của công ty. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến đổi phức tạp, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty còn gặp phải nhiều thách thức, rủi ro. Vì vậy, công ty cần phát huy những thế mạnh của mình với trên 30 năm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để tận dụng được những cơ hội và hạn chế rủi ro, nhằm tăng doanh thu từ xuất khẩu hạt điều.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2006 – 2010

Với những phân tích trong chương 1 của chuyên đề, từ năm 2006 đến năm 2010, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã chịu sự tác động của nhiều nhân tố, theo những chiều hướng và mức độ khác nhau, không chỉ có những thuận lợi mà còn gặp phải nhiều bất lợi và rủi ro, ảnh hưởng tới tình hình mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty. Chương 2 của chuyên đề tập trung vào việc phân tích thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty từ năm 2006 đến năm 2010.

Với mục tiêu nghiên cứu như trên, chuyên đề sẽ trình bày khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty từ năm 2006 đến năm 2010, cũng như các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều mà công ty đã tiến hành trong giai đoạn trên, trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Chương 2 gồm những nội dung nghiên cứu sau đây:

1. Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty trên tất cả các thị trường tăng lên hay giảm đi? Doanh thu xuất khẩu hạt điều tăng nhanh hay chậm? Tình hình doanh thu xuất khẩu trên từng thị trường cụ thể như thế nào?

2. Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Imtimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Từ 2006 đến 2010, công ty đã tiến hành những công việc gì để mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty tiến hành các công việc đó có tốt hay không?

3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

4. Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Những ưu điểm và hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 là gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó là những loại nguyên nhân nào?

2.1. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

2.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điềucủa công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 của công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Khi tiến hành phân tích thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010, cần phải trình bày một cách khái quát về tình hình xuất khẩu hạt điều và tình hình thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty giai đoạn 2006 – 2010 làm cơ sở cho việc đánh giá và rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động này của công ty. Mục này của chuyên đề sẽ trình bày tình hình kim ngạch xuất khẩu hạt điều tổng hợp và kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty trên từng thị trường chính.

2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010

Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ năm 2006 đến năm 2010 của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam thể hiện lượng hạt điều xuất khẩu của công ty trên các thị trường, tính theo khối lượng và giá trị, là một chỉ số thể hiện mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty trong giai đoạn 2006 – 2010.

Trong giai đoạn 2006 – 2010, hạt điều đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 27)