Về mặt môi trường:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

III. Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2000-

1. Những kết quả đạt được

1.3. Về mặt môi trường:

Là một bộ phận của ngành công nghiệp không khói, hoạt động du lịch MICE cũng có những tác động tích cực riêng đến việc bảo tồn và giữ gìn các nguồn lực tự nhiên bởi những đặc điểm riêng có của du khách MICE. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những ngoại tác tích cực của MICE quốc tế đến môi trường và cảnh quan chung như sau:

Trước hết, với đặc thù phục vụ những du khách quốc tế có trình độ học vấn cao và ý thức cao về môi trường, du khách MICE quốc tế đến Việt Nam đã tạo nên áp lực tự hoàn thiện mình giữa Việt Nam với các “cường quốc MICE” trong khu vực, trong “cuộc đua xanh”. Điều đó đã tạo nên xu hướng “Green MICE” và ý thức tiết chế đến mức tối đa các ngoại tác tiêu cực đến với môi trường trong giới những nhà kinh doanh dịch vụ lữ hành và thiết kế tour, bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm du lịch riêng cho Việt Nam.

Bên cạnh đó, để khắc sâu ấn tượng về thiên nhiên Việt Nam trong cái nhìn của du khách quốc tế, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch MICE đã góp phần rất tích cực trong công cuộc quảng bá hình ảnh Hạ Long như một di sản thiên nhiên thế giới, Đà Nẵng là một trong 5 bãi biển đẹp nhất thế giới, Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Các hoạt động đó không chỉ góp phần giúp Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng…trở thành trọng điểm du lịch MICE của cả nước mà còn gián tiếp giúp các địa phương có được nguồn vốn tôn tạo và bảo tồn các danh thắng, tạo làn sóng “du lịch xanh” và ý thức bảo bệ môi trường và cảnh quan rộng khắp cộng đồng cả nước, liên kết và cổ vũ cho các loại hình du lịch khác thân thiện với môi trường như du lịch biển, du lịch sinh thái…

Ngoải ra, không chỉ các nhà cung cấp tour MICE như Saigon tourist, Viettravel mà các khách sạn phục vụ khách MICE đến Việt Nam cũng phải quan tâm đến yêu cầu “xanh” trong môi trường du lịch. Hiện nay xu hướng kinh doanh khách sạn sạch, xanh, thân thiện với môi trường đã không còn xa lạ và được nhiều khách sạn áp dụng và thực hiện tốt đặc biệt là các khách sạn quốc tế như Sheraton Hà Nội, Caravelle Sài Gòn, Renaissance Riverside Sài Gòn, Sofitel Plaza Hà Nội…và những điểm nghỉ ngơi quen

thuộc khác của khách MICE quốc tế, ủng hộ nhiệt liệt cho chương trình thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” của TCDL tại Hà Nội và TP.HCM kể từ năm 2009.

Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, bản thân ngành du lịch đã thể hiện hiệu quả tiết kiệm tài nguyên so với việc đầu tư và thu lợi bằng các hoạt động sản xuất khác trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp bởi tính đặc thù của “môi trường du lịch”. Hơn thế, hoạt động du lịch MICE cũng có những tác động tích cực riêng đến bảo tồn và giữ gìn các nguồn lực tự nhiên bởi những đặc điểm riêng có của du khách MICE như đã phân tích trong chương trước. Nhìn chung, đó là những người có trình độ học vấn cao, có cơ hội tham quan ở nhiều quốc gia và có nhận xét khắt khe đối với sản phẩm du lịch được cung cấp. Vì vậy, để thu hút khách MICE từ khắp nơi trên thế giới, du lịch MICE của Việt Nam luôn phải có ý thức tiết chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực bên ngoài để cạnh tranh và theo kịp với xu hướng “Green MICE” ở các “cường quốc MICE” trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan…và không ngừng cải tạo, khám phá các đặc thù về môi trường để tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có. Điều đó đồng nghĩa với viêc càng có nhiều du khách MICE đến nước ta trong giai đoạn 2005-2010 thì áp lực duy trì và bảo vệ môi trường để tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có. Điều đó đồng nghĩa với việc càng có nhiều du khách MICE đến nước ta trong giai đoạn 2005-2010 thì việc duy trì, bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch của MICE càng gia tăng, càng thu hút được nhiều vốn đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường. Bằng chứng là trong suốt 5 năm nở rộ gần đây của MICE quốc tế, nước ta đã liên tục chủ động đệ đơn lên các tổ chức quốc tế như UNESCO… xin công nhận vị thế cho các danh thắng Việt Nam như hoạt động vận động Hạ Long vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới, bình chọn cho Đà Nẵng là một trong 5 bãi biển đẹp nhất thế giới, Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới…Các hoạt động đó không chỉ góp phần giúp Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng…trở thành trọng điểm du lịch MICE của cả nước mà còn gián tiếp giúp địa phương có được nguồn vốn tôn tạo và bảo tồn các danh thắng, tạo làn sóng “du lịch xanh” và ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan rộng khắp cộng đồng cả nước.

Ngoài ra, không chỉ các nhà cung cấp tour MICE như Saigon tourist, Viet Travel…mà các khách sạn phục vụ khách MICE đến Việt Nam cũng phải quan tâm đến yêu cầu “xanh” trong môi trường du lịch. Hiện nay xu hướng kinh doanh khách sạn

xanh, sạch, thân thiện với môi trường đã không còn xa lạ và được nhiều khách sạn áp dụng, thực hiện tốt; đặc biệt là các khách sạn quốc tế. Tại Hà Nội, rất nhiều khách sạn có những chương trình, kế hoạch kinh doanh riêng nhằm góp phần tiết kiệm năng lượng cũng như xử lý rác thải, chất thải thể hiện trách nhiệm với mối trường như khách sạn Sheraton Hà Nội, Continental, Horirzon. Sofitel Plaz và những điểm nghỉ ngơi quen thuộc khác của khách MICE quốc tế. Riêng đối với khách sạn 3-5 sao với nguồn khách quốc tế chủ yếu thì công tác quảng bá thông tin “Nhãn xanh Việt Nam” cho đến các khách hạng mục tiêu đóng vai trò rất quan trọng… Do đó, việc cấp nhãn xanh cho khách sạn cũng như việc kinh doanh có trách nhiệm với môi trường ngày càng được nhiều chuỗi khách sạn quốc tế coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu”.

Tuy nhiên, bên cạnh những động thái tích cực với môi trường của các khách sạn cao cấp trong việc thu hút du khách MICE quốc tế, cũng không ít những công trình được xây dựng lên nhằm chạy theo lợi nhuận của hoạt động du lịch này mà phá bỏ cảnh quan kiến trúc cổ xưa quý giá. Điển hình, việc khách sạn cao cấp Sas Hanoi Royal được quy hoạch công viên Thống Nhất (trung tâm kinh tế- hành chính của Hà Nội) khiến không gian xanh của thành phố bị thu hẹp, phá vỡ cấu trúc phong thủy của Thăng Long cổ xưa mà người Pháp đã dày công giữ gìn khi lập ra quy hoạch cảnh quan cho thành phố Hà Nội.

Thêm vào đó, việc xây dựng các công trình xây dựng tốn kém dù đạt hiệu quả kinh tế nhưng lại bỏ qua yếu tố hòa hợp cảnh quan chung là một phản ví dụ nữa của MICE đối với môi trường du lịch. Ví dụ như trường hợp của Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Theo đánh giá của kiến trúc sư Trần Thanh Vân, hội viên Hội kiến trúc sư thành phố Hà Nội “đây là một công trình đầu tư hết 4.300 tỷ đồng, tọa lạc trên 64 ha đất, có 60.000 m2 sàn, nhưng bản thân công trình đã không có sức hấp dẫn về kiến trúc, đặt ở mặt bằng và cốt nền quá thấp. Nếu công trình này được cải tạo một chút cho đa năng, cốt nền được “nâng lên” một chút và gắn bó hơn với các khách sạn cao cấp kiểu như Novotel Hà Nội on the park, thì đã thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh loại hình du lịch kết hợp với hội họp (Meeting Incentive Conference Event- MICE) sau Đại hội thể thao Đông Nam Á. Chỉ với cách đó, Hà Nội mới giải tỏa được sức ép, tránh được úng ngập, mà còn tạo ra nguồn kinh tế du lịch rất lớn thay vì chỉ dừng lại ở việc phục vụ các dịch vụ thể thao trong nước và khu vực”.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w