Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

III. Đánh giá hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2000-

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

Việc thiếu kinh nghiệm trong công tác tổ chức, thực hiện các dịch vụ du lịch MICE do du lịch MICE chỉ mới khởi sắc vào năm 2000, phát triển mạnh tại Việt Nam vào năm 2004 và bùng nổ vào năm 2006. So với các nước phát triển mạnh về du lịch MICE trong khu vực thì Việt Nam còn rất trẻ trong lĩnh vực đầy tính cạnh tranh này.

Nền kinh tế Việt Nam chỉ thật sự phục hồi sau khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986. Trong khi đó, các “cường quốc MICE” trong khu vực, với sự hậu thuẫn của các nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Pháp…đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về mọi mặt. Điều này chứng tỏ Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Do đó, những thiếu sót trong đường lối, định hướng, chiến lược phát triển trong nhiều lĩnh vực là không thể tránh khỏi và cần phải có một khoảng thời gian nhất định mới có thể đi tới ổn định và phát triển bền vững, lâu dài.

Cuối cùng, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Hoa Kỳ và bầu không khí nặng nề mà nó mang lại vẫn bao trùm lên toàn cầu trong suốt những năm sau đó. Đây là cơn bão lớn đầu tiên từ thị trường thế giới ập đến với hoạt động du lịch MICE non trẻ của Việt Nam. Do đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh MICE của nước ta lúng túng trong việc nhìn ra cơ hội và vượt qua thử thách của thời kỳ khó khăn này là hoàn toàn dễ hiểu.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Sự yếu kém trong năng lực lãnh đạo, quản lý của một số quan chức, cán bộ hoạt động trong ngành du lịch, đặc biệt là trong hoạt động quy hoạch tổ chức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng các chính sách, chương trình hành động, dẫn đến trường hợp không khai thác tối đa các tiềm năng du lịch MICE của Việt Nam.

Khả năng quảng bá, giới thiệu và tổ chức sự kiện văn hóa lễ hội lớn trong nước còn chưa tốt do việc phân bổ và điều phối nhân lực không phù hợp. Tình trạng thiếu trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ quản lý ảnh hưởng đến công tác tổ chức sự kiện MICE quốc tế.

Chính phủ chưa có sự đầu tư đúng mức vào việc tăng cường đội ngũ thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo cho ngành du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng. Đồng

thời, tình trạng quan liêu, tham nhũng của các cán bộ điều tra khiến cho các vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn liên tục xảy ra.

Việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của các ban ngành, cơ quan chức năng rõ ràng, thiếu khoa học và chồng chéo, gây ra tình trạng lúng túng của các cơ quan chức năng khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến các thủ tục hành chính như thẩm định dự án, cấp giấy phép kinh doanh, tranh chấp kiện tụng.

Sự thiếu thốn trầm trọng đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là các chuyên gia về du lịch MICE, dẫn đến thiếu các công trình nghiên cứu, các đề tài phân tích đánh giá chuyên môn. Phần lớn các thông tin, kiến thức về du lịch MICE đều tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông chủ yếu khác, chủ yếu là thông qua Internet.

Kết luận chương 2:

Chương 2 được kết cấu gồm 3 phần chính. Phần I, tác giả đi vào làm rõ những kết quả gặt hái được của hoạt động thu hút DKQT của loại hình du lịch MICE trong giai đoạn 2000-2010, cũng như tình hình phát triển của loại hình này trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Phần II đi sâu vào tìm hiểu công tác hậu cần của hoạt động thu hút DKQT đến Việt Nam thông qua MICE không chỉ của các doanh nghiệp mà còn của các cơ quan chức năng liên quan. Cuối cùng, tổng kết những gì mà hoạt động thu hút DKQT bằng loại hình du lịch MICE nước ta đã đạt được trong giai đoạn 2000-2010, cũng như tìm ra nguyên nhân của các kết quả đó để làm cơ sở cho các giải pháp đề xuất trong giai đoạn 2010-2015.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w