Kiểm soát vốn ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn.doc (Trang 32 - 44)

3.1/ Chính sách kiểm soát vốn của Việt Nam :

Qua kiểm soát vốn ở Thái Lan và Malaysia thì việc kiểm soát vốn Việt Nam là một điều cần thiết. Vấn đề còn lại là thực hiện như thế nào đề không gây sốc đối với nhà đầu tư và thị trường. Làm sao để thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững, bảo đảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước là những vấn đề nên được cân nhắc cẩn thận.

Dựa trên cơ sở những quan sát và nghiên cứu về nền kinh tế Việt Nam, ta thấy : trong khi các lợi ích từ việc tự do hóa vốn đầu tư chưa rõ ràng, thì sự các định chế tài chính ngân hàng của Việt Nam lại quá mong manh để có thể đấu tranh chống lại những sự tấn công sắp tới (tấn công do đầu cơ). Do đó, Việt Nam có thể không muốn nới lỏng sự kiểm soát vốn của mình trong một thời gian ngắn.

Việt Nam đã và đang Kiểm soát vốn như thế nào?

 Chế độ kiểm soát vốn của VN đã có nhiều đổi mới trong những năm gần đây. Trong suốt thời kỳ mở cửa cho đến nay, VN chủ yếu thực hiện phương pháp khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, dòng vốn FDI đã tăng trở lại, tuy vẫn đứng ở mức thấp so với tổng số đầu tư FDI vào VN: 1,2% năm 2002, 2,3% năm 2003 và 3,7% năm 2004. Trong khi đó tỉ lệ này ở Thái Lan, Malaysia & Trung Quốc là từ 30-40%. Xu hướng này tăng mạnh lên khi chính phủ phát hành loạt trái phíếu quốc tế đầu tiên vào tháng 10 năm 2005 và kéo theo hàng hoạt

phương án phát hành trái phiếu quốc tế của các tổng công ty lớn như Vinashin, EVN và hàng loạt công ty khác. Dòng vốn này cùng với dòng vốn FDI, theo dự đoán, sẽ tăng lên trong những năm sắp đến và tạo sức ép lên VND.

 Để đối phó với dòng vốn này, thường là các cơ quan chức năng sẽ thực hiện các phương pháp nới lỏng thị trường đối với các dòng chu chuyển vốn ra nước ngoài. Trong thực tế, Nhật Bản cũng đã từng thực hiện các phương pháp tương tự như vậy trước khi tự do hóa hoàn toàn cán cân tài khoản vốn vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980.

Những đổi mới trong kiểm soát vốn được tiến hành nhanh và hiệu quả như thế nào rất khó có thể nhận biết được, nếu chỉ bằng cách tiếp cận thông qua các thay đổi trong các luật lệ và các chính sách mà các cơ quan chức năng công bố. Hoặc chỉ bằng cách so sánh các chỉ số kinh tế trước và sau khi đổi mới kiểm soát vốn. Chúng ta hay có quan niệm (thường là sai lầm) là chỉ cần nhìn vào những quy định nới lỏng kiểm soát vốn, ví dụ: như chính phủ nới lỏng tỷ lệ sở hữu cho người nước ngoài nắm giữ lên đến 49%, là đã kết luận được về tính hiệu quả kiểm soát vốn. Trong thực tế, chỉ bằng cách tiếp cận thông qua các luật lệ và những chính sách, hầu như không thể nào biết được những thay đổi trong luật và các chính sách này đã tác động đến những khó khăn phát sinh trong quá trình quản lý các giao dịch tài chính như thế nào. Những phức tạp này chủ yếu là do có quá nhiều nhân tố tác động, chẳng hạn như nhân tố rủi ro quốc gia, các ưu đãi thuế, rủi ro tỷ giá v.v.

 Đối với dòng vốn ngoại :

Những bài học khủng hoảng từ các nước châu Á năm 1997 đã cho thấy, khi vốn ngoại vào nhiều, nếu tiếp tục gia tăng tự do hóa tài khoản vốn, không kiểm soát chặt ngoại hối trong khi thiếu biện pháp đối phó với gánh nặng nợ nước ngoài chồng chất, sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những cuộc di chuyển vốn ồ ạt. Rút kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã thực hiện tự do hóa vãng lai nhưng còn dè dặt tự do hóa giao dịch vốn bên cạnh sự kiểm soát chặt chẽ ngoại hối. Vì : Trên thực tế, Việt Nam mới chỉ cam kết gia nhập WTO tự do hóa giao dịch vãng lai còn tự do hóa giao dịch vốn mới chỉ

cam kết từng khía cạnh, chưa phải cam kết toàn bộ. Nhưng dù sao, trong xu thế độ mở nền kinh tế ngày càng rộng, Việt Nam nên có biện pháp kiểm soát, tối thiểu là theo dõi số liệu ra vào của dòng vốn này một cách chính xác. Việc này thực hiện không khó vì khi đưa vốn vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tại ngân hàng, sau đó chuyển đổi và mới đem đi đầu tư và quá trình này cũng tương tự đối với mang vốn ra. Bên cạnh đó, củng cố thị trường tài chính trong nước bằng cách từng bước áp dụng các chuẩn mực giám sát tài chính quốc tế như thỏa ước Basel về an toàn vốn, các nguyên tắc quản lý chứng khoán IOSCO, các tiêu chuẩn giám sát công ty của OECD cùng với các chuẩn mực quốc tế về công khai hóa tài chính, kế toán và kiểm toán . Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện theo cách này, thì độ mở nền kinh tế sẽ lớn hơn, quá trình tự do hóa giao dịch vốn sẽ diễn ra nhanh hơn nhưng sự chu chuyển của dòng vốn rất dễ nằm ngoài tầm kiểm soát.

 Trong bối cảnh đang hình thành hệ thống tài chính quốc tế mới hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đều cố gắng theo đuổi ba mục tiêu: duy trì chính sách tiền tệ độc lập; ổn định tỷ giá hối đoái và tăng tự do hóa các luồng vốn. Tiếc rằng, cả lý thuyết lẫn thực tế đều chứng minh rằng chẳng có nước nào vừa tăng tự do hóa luồng vốn, vừa ổn định được tỷ giá trong khi vẫn giữ được chính sách tiền tệ độc lập.

VND của Việt Nam chưa thực hiện tự do hóa chuyển đổi như đồng Ringgit của Malaysia và chúng ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình tự do hóa luân chuyển vốn nên càng có lý do để cẩn trọng, theo dõi và từng bước thực hiện tự do hóa tài khoản vốn để không phải trả một cái giá quá đắt. Vì sự nguy hiểm của dòng vốn ngoại chính là khả năng đảo chiều. (Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ mang ngoại tệ vào và chuyển đổi sang VND. Khi rời Việt Nam, theo Pháp lệnh Quản lý ngoại hối, họ được phép chuyển đổi VND ra ngoại tệ và chuyển ra. Quy định này áp dụng với cả dòng vốn FDI và FII. Dòng vốn ngoại sẽ đảo chiều khi lượng nhà đầu tư chuyển tiền ra khỏi Việt Nam cao hơn mang vào (do thu được nhiều lợi nhuận trong quá trình đầu tư trước đó) và sẽ hút một lượng lớn ngoại tệ của Việt Nam ra nước ngoài.)

Việt Nam được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng và lượng vốn đầu tư vào Việt Nam cũng rất lớn nhưng Việt Nam là một nước nhỏ và đang phát triển, cơ sở hạ tầng tài chính còn yếu chưa đủ khả năng hấp thụ các luồng vốn khổng lồ từ bên ngoài, do đó trong tương lai gần Việt Nam nên áp dụng chính sách kiểm soát vốn để tránh nguy cơ đảo ngược dòng vốn. Đến khi nào tình hình tài chính Việt Nam đủ mạnh, cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam đủ tốt thì Việt Nam có thể nghĩ đến tự do hoá có kiểm soát vì so với những nước khác thì Việt Nam vẫn là một nước nhỏ, nếu Việt Nam thực hiện tự do hoá hoàn tòan tài khoản vốn thì Việt Nam rất dễ bị các nước khác tấn công.

3.2 Bài học cho kiểm soát vốn tại Việt Nam :

 Trước tiên là về chính sách tỷ giá. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chính sách tỷ giá linh hoạt và hợp lý sẽ đóng vai trò như một tấm đệm, giúp giảm thiểu nhiều khả năng xảy ra khủng hoảng..

Chúng ta cần nhớ lại bài học điều hành tỷ giá kém linh hoạt của Thái Lan và một số nước Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Một điều quan trọng nữa là chính sách tỷ giá linh hoạt phải đi kèm với các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì như vậy mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định.

 Thứ hai phải quan tâm là chính sách kiểm soát vốn. Vì việc để dòng vốn tư nhân nước ngoài tự do vào và ra là một nguyên nhân quan trọng khiến cho nhiều quốc gia đang phát triển lâm vào khủng hoảng tài chính nên vấn đề kiểm soát vốn cũng phải được đặt ra. Malaysia đã thực hiện một chính sách kiểm soát vốn chặt chẽ và có thể nhờ đó mà nước này đã thoát khỏi khủng hoảng tài chính nhanh chóng.

 Thứ ba lựa chọn biện pháp quản lý vốn phù hợp với mục tiêu phát triển Việt Nam và trình độ của thị trường tài chính trong nước, để không chỉ khơi thông các dòng chảy mà còn biết đắp đập đúng chỗ, đúng lúc trước khi bơi ra biển cả tài chính toàn cầu.

 Thứ tư chính sách tiền tệ của Việt Nam phải có độc lập nhất định và phải có khả năng đáp ứng được phát triển kinh tế cũng như có thể điều tiết được thị trường trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

 Thứ năm chính phủ cần phải có tiếng nói trước những cảnh báo, phải minh bạch trong hoạch định và điều hành chính sách của mình.

KẾT LUẬN

Sau khi đã tìm hiểu, phân tích các tình hình cụ thể trong thực tiễn, chúng ta cũng thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về “nên hay không nên kiểm soát vốn”. Mỗi chính sách đều có ưu và nhược điểm, thành tựu và cái giá phải trả phía sau đó. Do đó, Chính phủ các nước phải linh hoạt trong từng tình huống cụ thể và tuỳ từng mục tiêu mà Chính phủ hướng đến để lựa chọn chính sách cho phù hợp. Hiện nay, mặc dù các nước đang bước vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới rất cần các nguồn vốn tự do chu chuyển vào các nước để đáp ứng nhu cầu phát triển nhưng các dòng vốn vào và các dòng vốn ra cũng phải nằm trong tầm kiểm soát được, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng tài chính hiện nay thì nên áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn hơn là tự do hoá tài khoản vốn. Khi nguồn tài chính của một quốc gia đủ mạnh, cơ sở hạ tầng kinh tế tốt thì có thể mạnh dạn áp dụng “tự do hóa tài khoản vốn”. Nhưng đây cũng không phải là một vấn đề đơn giản, thậm chí đối với những cường quốc như Mỹ.

PHỤ LỤC

P KIỂM SOÁT VỐN Ở TRUNG QUỐC

* Chính sách kiểm soát vốn của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998 :

Năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 Nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, nhưng tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng.

Năm 1997, sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tại châu Á, Trung Quốc tuyên bố đồng Nhân dân tệ không mất giá, đã ổn định được toàn bộ tình hình châu Á. Điều này cho thấy hình ảnh trách nhiệm của Trung Quốc, được quốc tế đánh giá cao.

quan tâm đến lời nhận định đó, trái lại còn nhanh chóng đẩy nhanh tiến trình gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong thời gian đó, Trung Quốc còn tích cực thực thi các chính sách tài chính, mở rộng nhu cầu nội địa, tăng cường đầu tư.

Còn đối với các khoản nợ của các SOE và các tổ chức nhà nước khác như các công ty đầu tư và ủy thác theo vùng. Chính phủ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ khó thanh toán của họ cũng giống như đối với những khoản nợ của ngân hàng. Những khoản nợ nước ngoài của SOE và các tổ chức khác của Nhà nước có thể được xử lý khác với những khoản nợ trong nước vì mối quan tâm lớn của Chính Phủ là liệu Trung Quốc có thể tiếp tục tiếp vận với các thị trường tài chính quốc tế với một tỷ lệ lãi suất thuận lợi không. Nếu tính cả số nợ nước ngoài của các tổ chức thì tỷ lệ nợ Nhà nước cao nhất /GDP là 50,1% trong năm 1996 và 55,1% năm 1997.

So với tỷ lệ nợ liên bang/GDP của Mỹ là 7,1% trong năm 1996 (thấp nhất trong số các nước G7) thì có thể nói Trung Quốc vẫn có thể tăng những khoản vay để tài trợ cho chính sách tài chính mở rộng mà không gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nợ.

 Chính sách tiền tệ dễ dàng hơn. Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ lãi suất một số lần. Tỷ lệ cho vay dài hạn (3-5 năm) giảm từ 11,7% xuống còn 9,9% trong năm 1997; xuống 9,72% trong tháng 3 năm 1998, tới tháng 7/98 và 7,65% và gần đây nhất tháng 12/98 chỉ còn 7,15%.

Trong suốt năm 1998, nhiều quan chức cấp cao đã kêu gọi các ngân hàng trong nước mở rộng các khoản cho vay và ngược lại, ngân hàng có sự cam kết tăng các khoản tín dụng cho nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên, cho tới nửa cuối năm 1998, sự tăng trưởng của tiền tệ vẫn thấp, và ngay lập tức một số nhà kinh tế Trung Quốc đã nghĩ tới tình huống thiếu tiền mặt. Vì vậy giải pháp trước mắt cho tình trạng này là Chính phủ cam kết chi tiền cho các cơ sở hạ tầng mới, mà nguồn tiền là từ các ngân hàng Nhà nước hoặc từ những quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, chỉ có thể duy trì sự gia tăng những khoản tín dụng khi các ngân hàng thương mại Nhà nước sử dụng các khoản tín dụng mới Ngân hàng chỉ tự

nguyện cho vay khi nhận thấy rõ khả năng kinh tế của dự án. Chính phủ cần tìm cách tạo ra những cơ hội cho vay an toàn cho các ngân hàng.

*Một số chính sách kiểm soát vốn của Trung Quốc trong thời gian gần đây:

 Trung Quốc nới lỏng kiểm soát năm 2007. Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cho phép người dân ở lục địa đầu tư vào thị trường chứng khoán (TTCK) Hồng Công, một bước đi mạnh mẽ nhất của nước này trong việc tháo dỡ bớt các rào cản ngăn chặn người Trung Quốc trong các hoạt động đầu tư quốc tế.

Theo chính sách mới, người dân Trung Quốc trong lục địa được phép mở các tài khoản ở chi nhánh của ngân hàng Bank of China (BoC) ở Tianjin để bán đồng nhân dân tệ và mua không giới hạn dollar Hồng Công.

Công dân Trung Quốc cũng được phép dùng tiết kiệm ngoại tệ của mình để mua cổ phiếu ở Hồng Công, thông qua chi nhánh BoC ở Tianjin. Ủy ban Ngoại tệ Quốc gia (SAFE), cơ quan quản lý 1,33 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, giải thích: “Với nền kinh tế đang thăng hoa của Trung Quốc, thu nhập của nhân dân ngày càng cao và nhu cầu đầu tư cũng mở rộng. Bằng cách nới lỏng kiểm soát đầu tư ra ngoài lục địa, chính phủ hy vọng sẽ điều hòa được lượng tiền khổng lồ đổ vào thông qua đầu tư công nghiệp của nước ngoài và thặng dư mậu dịch”.

SAFE còn lưu ý chính sách mới chỉ có tính thử nghiệm, nhưng không nói rõ chính sách đó sẽ bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu. Việc này sẽ giúp nhà nước dễ dàng hủy bỏ chính sách mới một khi cảm thấy không thành công.

Những chính sách trước đây cho phép cá nhân chuyển khoản tối đa 50.000 USD trong một ngày đến Hồng Công. Nhưng việc chuyển khoản đến các công ty chứng khoán ở Hồng Công bị nghiêm cấm và những giao dịch chuyển khoản trong ngày sẽ bị soi rất kỹ nếu gần hoặc chạm giá trị tối đa.

Trung Quốc vẫn còn nhiều điều luật ngăn cản sự chuyển động của tiền tệ ra hoặc vào

Một phần của tài liệu Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn.doc (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w