Kiểm soát vốn ở Malaysi a:

Một phần của tài liệu Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn.doc (Trang 30 - 32)

2.1. Tình hình kinh tế của Malaysia trước khủng hoảng tài chính 1997:

Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước Những con Hổ Châu Á và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990.

Cùng trong giai đoạn này, chính phủ đã tìm cách xóa bỏ nghèo đói với Chính sách Kinh tế Mới (NEP) gây nhiều tranh cãi, sau vụ nổi loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969. Mục tiêu chính của nước này là xóa bỏ sự liên hệ sắc tộc với chức năng kinh tế, và kế hoạch năm năm đầu tiên áp dụng Chính sách Kinh tế Mới là Kế hoạch Malaysia lần Hai. Thành công hay thất bại của Chính sách Kinh tế mới là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, dù nó đã bị chính thức bãi bỏ năm 1990 và được thay thế bởi Chính sách Phát triển Quốc gia (NDP).

2.2/ Chính sách kiểm soát vốn khi khủng hoảng tài chính 1997 xảy ra:

Nếu như Thái Lan ứng xử với khủng hoảng bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của IMF và tiến hành các biện pháp được IMF khuyến khích thì Malaysia lại hành động không theo thông lệ. Khi khủng hoảng bắt đầu lan ra, Malaysia là một trong những nước bị hiệu ứng "lây lan" . Thị trường chứng khoán Kham Lumpur giảm từ 1300 điểm xuống còn 400 điểm chỉ trong vài tuần, trong khi đồng ringgit của Malaysia cũng sụt giá từ mức 2,5 ringgit một đôla xuống mức 4,8 ringgit một đôla. Thay vì thả nổi đồng tiền như ở Thái Lan thì Malaysia quyết định cố định đồng ringgit với đồng đôla theo tỷ giá 3,8 ringgit cho một đôla, đồng thời cấm chuyển vốn ra nước ngoài trong một thời hạn nhất định, tất cả đồng Ringgit ở ngoài nước không được phép quay về trong nước,bởi họ sợ điều này gây áp lực cho tỷ giávà từ chối viện trợ của IMF... Các hiện pháp này có lẽ đã giúp Malaysia tránh rơi vào tình trạng tụt dốc không phanh như ở các nước láng giềng. Tuy vậy GDP của Malaysia cũng giảm mạnh 7,% vào năm 1998 dù trong năm 1999, tăng trưởng đã trở lại với mức 5,6%. Cùng với các biện pháp kiểm soát vốn và cố định tỷ giá, chính phủ Malaysia tiến hành những chương trình chi tiêu rất lớn trong các năm sau đấy để khuyến khích hồi phục kinh tế. Malaysia cũng tiến hành cải cách doanh nghiệp và hệ thống lài chính, tăng cường giám sát các Ngân hàng. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống

vào quý hai và quý ba năm 1997.

Cho tới năm 2005, Malaysia bãi bỏ chính sách tỷ giá cố định để theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Trước đó các chính sách kiểm soát vốn cũng đã được dỡ bỏ. Tới thời điểm hiện nay, kinh tế Malaysia tỏ ra khá ổn định và lành mạnh trong việc hấp thụ các khó khăn của nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua.

Một phần của tài liệu Những tranh luận về quan điểm kiểm soát vốn.doc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w