1/ Cách trước hợp tử (cách li tiền giao phối): Ngăn ngừa giao phối giữa các loài. loài.
Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. Đây chính là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Bao gồm các loại sau:
a/ Cách li địa lí:
Những trở ngại địa lí như, sông, suối, núi và biển làm cho các quần thể khác nhau không thể giao phối với nhau được nên lâu dần có thể dẫn đến sự cách li sinh sản. Những loài ít di động hoặc không có khả năng di độngvà phát tán dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li này.
b/ Cách li sinh thái:
Mặt dù trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các quần thể khác nhau do khác biệt về cấu trúc DT chúng có thể sống trong những sinh cảnh khác nhaunên không thể giao phối với nhau.
c/ Cách li tập tính:
Các quần thể khác nhau do khác biệt về cấu trúc DT có thẻ có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng có sự cách li sinh sản.
d/ Cách li mùa vụ:
Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau do khác biệt về cấu trúc DT có thể sinh sản vào các mùa khác nhau nên không có điều kiện giao phối với nhau.
e/ Cách li cơ học:
Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau có thẻ có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên khiến chúng không thể giao phối với nhau. VD: các cây khác nhau có cấu tạo hoa khác nhau khién hạt phấn của cây này không thể thụ phấn cho hoa của cây khác.
2/ Cách li sau hợp tử (cách li hậu giao phối):
Những trở ngại sau giao phối có thể ngăn cản khả năng sinh sản của con lai
khiến cho con lai không có khả năng sinh sản hoặc giảm khả năng sinh sản. Bao
gồm các laọi sau:
a/ Ngăn cản sự thụ tinh: Sự truyền giao tử có thể xãy ra nhưng không có sự thụ tinh.
b/ Con lai không có sức sống: Cơ thể lai chết hoặc tồn tại một cách yếu ớt khó cạnh tranh được với các dạng cha mẹ.
c/ Con lai bất thụ: Con lai có sức sống rất tốt, nhưng không có khả năng tạo được các giao tử bình thường.
d/ Con lai bị suy thoái: Thế hệ con lai đầu có thể có sức sống và hữu thụ, nhưng các thế hệ tiếp theo sẽ bị suy giảm.
3/ Vai trò của các cơ chế cách li:
Các cơ chế cách li đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá. Có thể nói không có cơ chế cách li thì sẽ không có quá trình phát sinh loài mới.
Khi các quần thể của cùng một loài sống cáhc li với nhau thì các nhân tố tiến hoá như: CLTN, ĐB, Yếu tó ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen quần thể theo những cách khác nhau. Kết quả quần thể bị cáhc li khác biệt nhau về vốn gen.
Ở sinh vật sinh sản hữu tính, mỗi loài thường gồm một nhóm quần thể mà các cá thể thường có khả năng giao phối với nhau, nhưng không giao phối được với các cá thể của loài khác. Sự cáhc li này giúp cho mỗi loài tiến hoá độc lập và tự trị, các alen có lợi được trao đổi trong quần thể của nội bộ loài để dần dần chiếm ưu thế.
Chức năng cuả cơ chế cách li là ngăn cản giao phối các loài và nhờ đó các loài đạt được sự hkác nhau nhờ nguồn biến dị DT sẵn có dưới tác động của chọn lọc.
Mỗi điểm rõ ràng là cáhc li hậu giao phối hao phí năng lượng nhiều hơn so với cách li tiền giao phối. Trong trường hợp loịa 2 giao tử được tạo thành bị chết thì năng lượng tiêu tốn để tạo chúng trở nên vô ích. Do đó, nếu 2 quần thể lúc đầu cách li nhau bằng cơ chế hậu giao phối, CLTN sẽ nhanh chóng tạo thuận lợi cho sự tạo thành các cơ chế cách li tiền giao phối.