Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHC Nở nước ta.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi điều kiện môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 38)

3. Bài học kinh nghiệm:

7.2.Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHC Nở nước ta.

- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hơ;pj với điều kiện Việt Nam, bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế.

- Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phân cấu thành của thể chế kinh tế, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường.

- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Câu 8: Nhà nước pháp quyền là gì? Nêu những chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta?

Định nghĩa nhà nước pháp quyền: là Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và

pháp luật; pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.

- Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội là sự khẳng định và thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Nó không phải là sản phẩm của riêng xã hội TBCN mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại, Việt Nam cần tiếp thu.

- Chúng ta hiểu định chế Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà nước. Trong lịch sử loài người có 4 kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm sau đây:

+ Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Nhà nước tôn trọng cà bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao chất lượng pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỉ cương, kỷ luật.

+ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của mặt trận.

Câu 9: Nêu một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta?

- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia vào việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Chủ đọng và tích cực xác đinh lộ trình hội nhập hợp lý, trong đó cần tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển; chủ động và tích cực nhưng phải hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, dơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thể kinh tế.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: Kiên quyết loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô và cơ cấu tổ chức trên cơ sở xác đinh đúng đắn chiến lược sản phẩm và thị trường;nđiều chỉnh quy hoạch phát triển, nhanh chóng có biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm.

- Giải quyết tốt các vấn đề về văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập: Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập; Xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, gây phương hại đến sự phát triển của đất nước. Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế; Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; Có các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu nhũng mặt hàng có hại cho môi trường; Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có các phương án chống lại âm mưu” Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại: Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoaị của Đảng, ngoại giao của nhà nước và đối ngoại của nhân dân nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đối ngoại. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối

ngoại, chủ đọng hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi.

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, tập trung xây dựng cơ sở đảng trong các doanh nghiệp và xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính.

Câu 10: Theo anh (chị) để có thể “coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, chúng ta phải thực hiện những chủ trương gì?

Để xây dựng đội ngũ tri thức, Đảng ta đã khẳng định: “giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu”.

Văn hóa theo nghĩa rộng thì bao gồm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Phát triển nhận thức đã nêu ra từ Đại hội VI (1986), Hội nghị trung ương 2, khóa VIII (tháng 12-1996) khẳng định:

Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh.

Thực hiện quốc sách này chúng ta chủ trương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nôi dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo dức và bản lĩnh sáng tạo của con người Việt Nam.

- Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bắng xã hôi trong giáo dục.

- Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông, đảm bảo tính khoa học, cơ bản phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam.

- Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động.

- Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền.

- Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực của giáo dục.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp… để mở mang giáo dục, tao điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. tiệp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia dào tạo nhân lực khu vực và thế giới. Có cơ chế quản lý phù hợp đối với các trường do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.

- Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Phát triển KH tự nhiên và KH công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh. Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỉ trọng lớn trong GDP.

- Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi điều kiện môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (Trang 38)