QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ

Một phần của tài liệu Thuyết minh QHXD xã nông thôn mới xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 26)

1. Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất

- Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2012-2015), tầm nhìn 2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp gianh.

- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Phú Cường với tổng diện tích tự nhiên là 1.675,40 ha. Địa giới hành chính xác định như sau:

+ Phía Đông giáp với xã Phú Lạc, xã Đức Lương huyện Đại Từ. + Phía Tây với xã Na Mao, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.

+ Phía Nam giáp với xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ. + Phía Bắc với xã Minh Tiến, huyện Đại Từ.

- Quy mô dân số: Năm 2011 toàn xã có 1.310 hộ, 5.104 khẩu.

2. Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và ổn định đời sống nhân dân.

- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp. Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn.

- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ và đặc biệt bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã của xã Phú Cường và vùng phụ cận.

* Ưu điểm:

+ Kế thừa và phát triển các công trình công cộng hiện có.

+ Có đường tỉnh lộ và liên xã tạo thành ngã tư tại khu trung tâm xã làm cơ sở phát triển thị tứ trong tương lai của trung tâm cụm xã phía Bắc huyện.

+ Các khu vực sản xuất và các khu vực, cụm tiểu thủ công nghiệp được đưa ra ngoài khu vực dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực sản xuất tới khu dân cư.

+ Khai thác đất nông nghiệp chất lượng thấp để chuyển mục đích sử dụng đất sang một số loại đất khác như: đất ở, đất phát triển hạ tầng, đất nuôi trồng thủy sản.

* Nhược điểm:

+ Giao thông quy hoạch chủ yếu tận dụng theo các tuyến đường hiện trạng nên trong quá trình xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn.

3. Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật

3.1. Giao thông

- Đường trục xã, liên xã áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m; chiều rộng nền đường 7,5m đảm bảo cho 2 xe ôtô tải tránh nhau được.

- Đường trục xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước.

- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả có thể ra vào được.

- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100-200m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 300 đến 500m, có 1 điểm tránh xe.

- Đường bờ thửa: Có kích thước từ 1,2-1,5m; được cứng hoá, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước.

3.2. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

Theo dọc đường giao thông thôn, xóm, xã, các vùng chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài. Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế, khu chăn nuôi... phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài.

3.3. Quy hoạch cấp điện:

Đảm bảo theo Quyết định của ngành điện. Chỉ tiêu cấp điện 300 KW/h/người/năm tính đến 2010, 500KW/h/người/năm tính đến năm 2020.

3.4. Vệ sinh môi trường:

- Toàn bộ chất thải rắn và rác thải của xã vận chuyển đến khu quy hoạch thu gom rác thải chung của xã , sau đó được vận chuyển đến khu chứa và chôn lấp rác

thải. Xung quanh khu vực này phải trồng hệ thống cây xanh cách ly và phải có biện pháp xử lý để chống ô nhiễm môi trường.

- Về nghĩa trang: Trước mắt duy trì khu nghĩa trang hiện có, quy hoạch hình thành 03 khu nghĩa trang mới cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai chung cho cả xã, tạo cảnh quan môi trường.

Một phần của tài liệu Thuyết minh QHXD xã nông thôn mới xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 26)