Nguyên tắc điều trị bệnh lao

Một phần của tài liệu Sách đào tạo bác sĩ đa khoa : Bệnh Lao học (Trang 127)

4.1. Phối hợp các thuốc chống lao

Chúng ta đã biết.

− Vi khuẩn lao có thể kháng lại các thuốc chống lao.

− Sự phát triển của vi khuẩn lao khác nhau tuỳ theo loại tổn th−ơng và vi khuẩn ở trong hay ngoài tế bào, vấn đề này liên quan đến khả năng bị tiêu diệt của vi khuẩn khi tiếp xúc với thuốc.

− Mỗi thuốc chống lao có tác dụng nhất định trên vi khuẩn; kìm hãm hoặc diệt khuẩn. Vì vậy để điều trị đạt hiệu quả nhanh và diệt hết vi khuẩn, không tạo hiện t−ợng kháng thuốc thì phải phối hợp thuốc.

Giai đoạn đầu, vi khuẩn phát triển nhanh, quần thể vi khuẩn lớn, số l−ợng vi khuẩn có khả năng đột biến kháng thuốc cao. Khi chúng ta phối hợp thuốc, giả thiết có những vi khuẩn đột biến kháng lại thuốc thứ nhất thì sẽ bị thuốc thứ hai tiêu diệt, hoặc những vi khuẩn này kháng với cả 2 loại một và hai thì sẽ bị diệt bởi thuốc thứ 3, vì vậy giai đoạn đầu phải phối hợp từ 3 thuốc trở lên và phải có 2 loại thuốc tác dụng mạnh rifampicin và isoniazid.

4.2. Phải dùng thuốc đúng liều

Các thuốc chống lao có tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng dộ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không đạt hiệu quả cao và dễ tạo ra các chủng kháng thuốc, dùng liều cao dễ gây tai biến.

4.3. Phải dùng thuốc đủ thời gian

Do vi khuẩn lao sinh sản chậm, có thể nằm vùng lâu d−ới dạng vi khuẩn “dai dẳng” vì vậy để giảm tỷ lệ bệnh tái phát thời gian điều trị phải đủ.

Tr−ớc đây khi ch−a có thuốc chống lao tốt, thời gian điều trị ít nhất là 18 tháng, có thể 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Sau này có những thuốc tốt và ph−ơng pháp điều trị tích cực hơn, thời gian đã rút xuống 12 tháng, 9 tháng và hiện tại là 8 tháng, tối thiểu là 6 tháng.

4.4. Điều trị theo 2 giai đoạn: Tấn công và duy trì.

Giai đoạn tấn công: 2 – 3 tháng đầu, phối hợp ít nhất là 3 thuốc. Với các thuốc chống lao hiện nay số l−ợng vi khuẩn lao sẽ giảm nhanh xuống tới mức không còn vi khuẩn đột biến kháng thuốc, lúc đó chuyển sang giai đoạn duy trì.

Giai đoạn duy trì kéo dài 4 – 6 tháng tiếp theo, mục đích của giai đoạn này là tiêu diệt hết các vi khuẩn lao trong tổn th−ơng để tránh tái phát. Giai đoạn này không cần dùng nhiều loại thuốc, nh−ng ít nhất phải có 1 loại thuốc có tính chất diệt khuẩn.

4.5. Dùng thuốc đều đặn

Trong giai đoạn tấn công là dùng thuốc hàng ngày, trong giai đoạn duy trì là dùng cách quãng 2 – 3 lần trong tuần.

Các thuốc chống lao phải tiêm và uống cùng một lúc và cố định giờ trong ngày, thuốc phải uống xa bữa ăn (tr−ớc hoặc sau) để cơ thể hấp thu thuốc tối đa và đạt đ−ợc đỉnh cao nồng độ thuốc trong huyết thanh.

4.6. Điều trị có kiểm soát

Theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc đúng quy định, xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh và các tác dụng phụ của thuốc.

Một phần của tài liệu Sách đào tạo bác sĩ đa khoa : Bệnh Lao học (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)