4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn xã
Theo kết quả thống kê tính đến ngày 1/1/2014, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Ta Ma là 10702,08 ha, chia làm 3 loại chính: Đất nông nghiệp,đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
STT Loại đất Mã Diện tích Cơ cấu(%) Ghi chú
Tổng diện tích tự
nhiên 10702.08 100
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 9373.89 87.59
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2017.76 18.85
1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 2007.95 18.76
- Đất trồng lúa LUA 890.34 8.32
- Đất trồng cây hằng
năm khác HNK 1117.61 10.44
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 9.81 0.09
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 7352.89 68.71
- Đất rừng sản xuất RXS 179.06 1.67 - Đất rừng phòng hộ RPH 7173.83 67.03
1.3 Đất nuôi trồng thủy
sản NTS 3.24 0.03
2 Đất phi nông nghiệp PNN 96.96 0.91
2.1 Đất ở tại nông thôn ONT 60.77 0.57
2.2 Đất chuyên dùng CDG 27.67 0.26
2.2.1 Đất trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp CTS 0.68 0.006 2.2.2 Đất có mục đích công cộng CCC 26.99 0.25
- Đất giao thông DGT 18.95 0.18
- Đất công trình bưu
chính viễn thông DBV 0.10 0.0009
- Đất cơ sở văn hóa DVH 0.01 0.0001
- Đất cơ sở y tế DYT 0.11 0.0010
- Đất cơ sở giáo dục đào
tạo DGD 6.32 0.059
- Đất cơ sở giáo dục thể
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8.52 0.08
3 Đất chưa sử dụng CSD 1231.23 11.50
( Nguồn: Địa chính xã Ta Ma)
Hình 4.1
A. Nhóm đất nông nghiệp
Diệm tích đất nông nghiệp của xã là: 9373.89 ha, chiếm 87.59% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong đó bao gồm:
1. Đất sản xuất nông nhiệp.
Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã có 2017.76 ha, chiếm 18.85% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn xã, bao gồm:
a. Đất trồng cây hàng năm.
Diện tích đất trồng cây hàng năm có 2007.95 ha, chiếm chiếm 18.76% diện tích tự nhiên của xã, Cây trồng hàng năm của xã chủ đạo vẫn là cây Lúa
và cây ngô ngoài ra, Sắn, Hoa màu… và một số cây trồng khác được người dân trồng nhiều đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Diện tích đất trồng cây hàng năm cụ thể như sau:
* Đất trồng lúa là 890.34 ha, chiếm 8.32% diện tích tự nhiên của xã. * Đất trồng cây hàng năm khác là 1117.61 ha, chiếm 10.44% diện tích tự nhiên.
b. Đất trồng cây lâu năm.
Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã có 9.81 ha, chiếm 0.09% diện tích tự nhiên, diện tích đất này chủ yếu trong khuôn viên của các hộ gia đình, cây trồng là các loài cây ăn quả lâu năm xen lẫn với cây hằng năm.
Người dân địa phương chưa trú trọng đến việc phát triển cây lâu năm mà xem đây là nguồn thu nhập không đáng kể.
2. Đất lâm nghiệp.
Qua bảng hiện trạng sử dụng đất cho ta thấy diện tích đất lâm nghiệp của xã là 7352.89 ha, chiếm 68.71% diện tích tự nhiên của xã, bao gồm;
- Đất rừng sản xuất có diện tích là 179.06 ha, chiếm 1.67% diện tích tự nhiên.
- Đất rừng phòng hộ là 7173.83 ha, chiếm 67.03% diện tích tự nhiên của xã.
- Tại xã không có diện tích đất được xếp vào loại rừng đặc dụng.
3. Đất nuôi trồng thủy sản.
Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 3.24 ha, chiếm 0.03% diện tích tự nhiên, nhưng phần diện tích này chỉ có một số ít hộ gia đình có đó là các ao nhỏ.
B. Nhóm đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 96.96 ha, chiếm 0.91% diện tích tự nhiên. Trong đó:
1. Đất ở tại nông thôn.
Diện tích đất ở của người dân trong xã là 60.77 ha, chiếm 0.57% diện tích tự nhiên.
2. Đất chuyên dùng.
Diện tích đất chuyên dùng là 27.67 ha, chiếm 0.26% diện tích tự nhiên của xã, bao gồm:
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 0.68 ha, chiếm 0.006% diện tích tự nhiên.
- Đất có mục đích công cộng là 26.99 ha, chiếm 0.25% diện tích tự nhiên của xã.
- Đất giao thông là 18.95 ha, chiếm 0.18% diện tích tự nhiên.
- Đất công trình bưu chính viễn thông là 0.10 ha, chiếm 0.0009% diện tích tự nhiên.
- Đất cơ sở văn hóa 0.01 ha, chiếm 0.0001% diện tích tự nhiên. - Đất cơ sở y tế là 0.11 ha, chiếm 0.0010% diện tích tự nhiên của xã. - Đất cơ sở giáo dục đào tạo 6.32 ha, chiếm 0.059% diện tích tự nhiên. - Đất cơ sở giáo dục thể thao là 1.50 ha, chiếm 0.014% diện tích tự nhiên của xã.
C. Đất chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng của xã còn khá lớn khoảng 1231.23 ha, chiếm 11.50% diện tích tự nhiên của xã.
4.1.1.2 Tiềm năng sử dụng đất của xã.
Xã Ta Ma là một xã vùng cao với diện tích chủ yếu là đồi núi, hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2013 đất sản xuất nông nghiệp của xã là 2017.76 ha, chiếm 18.85% diện tích tự nhiên của xã, tính trung bình 3.5ha/hộ. Diện tích này đảm bảo cho người dân sản xuất, nếu được đầu tư về giống và các điều kiện cần thiết, luân canh tăng vụ sễ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình đồng thời nâng cao đời sống cho người dân.
a. Tiềm năng quỹ đất đang sử dụng.
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Tiềm năng được chú trọng theo 3 hướng chính: Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Về khả năng thâm canh tăng vụ: Tiềm năng thâm canh tăng vụ của xã còn nhiều nếu đầu tư nghiên cứu giống mới và xây dựng các công trình thủy lợi phụ vụ tưới tiêu. Trong thời gian tới cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhằm tăng khả năng tưới tiêu, dự kiến đưa thêm một vụ lúa chiêm xuân ở những nơi có điều kiện chủ động được nước tưới hoặc đưa cây trồng cạn vào vụ đông xuân với giống cây thích hợp như rau quả , đậu....thì sễ đêm lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Về khả năng chuyển đổi cơ cấu câu trồng: toàn xã hiện có tới 20017.76 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đang là đất trồng cây hàng năm khác, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm...việc chuyển đổi một phần diện tích đất này sang trồng cây ăn quả hoặc trồng rừng kinh tế sễ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo vệ khu vực đầu nguồn.
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên một số diện tích đang canh tac hiệu quả thấp như từ diện tích trồng lúa sang trồng rừng hoặc sang sử dụng vào mục đích chuyên dùng và đất ở, chuyển đổi một phần diện tích đất sản xuất Nông nghiệp sang làm các trang trại chăm nuôi để tăng thu nhập cho người dân.
b. Tiềm năng quỹ đất chưa sử dụng.
Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng của xã còn khá lớn chủ yếu là đất đồi chưa sử dụng, đây là nguồn tiềm năng để mở rộng quỹ đất cho sản xuất Nông nghiệp.
c. Đánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất và mục đích sử dụng. - Tiềm năng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Để đánh giá tiềm năng đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, cần phải căn cứ vào các yếu tố khí hậu, loại đất hệ thống thủy lợi, khoa học kỹ thuật, vốn và thị trường. Ngoài ra cần phải đề cập đến phong tục tập quán, truyền thống canh tác để đảm bảo tính hợp lý và sử dụng hiệu quả từng loại đất. Trên cơ sở đó dự tính được các loại đất trồng lúa nương, lúa nước và trồng cỏ phụ
vụ cho chăm nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đem lại nguồn thu nhập cao hơn.
- Tiềm năng sử dụng đất vào mục đích lâm nghiệp.
Xã có 7352.89 ha, đất lâm nghiệp, với 2 loại đất là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ nhưng đất nhưng đất rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn nhất 67.03% so với tổng diện tích tự nhiên. Dự kiến chuyển đổi một phần diện tích đất đồi núi chưa sử dụng để đưa vào trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tăng chất lượng rừng và thành phần loài, từ đó góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
- Tiềm năng đất khu dân cư nông thôn.
Diện tích đất ở tại nông thôn 60.77 ha, dân cư tập trung không đồng đều, vì vậy cần quy hoạch lại và có chính sách phù hợp thì các khu dân cư mới có khả năng tự điều chỉnh quỹ đất sao cho không lấm chiếm nhiều vào quỹ đất khác.
4.1.1.3 Đánh giá các hoạt động sản xuất của xã.
- Sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp
Ngành sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cát phức tạp, thiếu nước cho sản xuất nhất là các tháng mùa khô, chủ yếu dựa vào các nguồn nước tự nhiên, tập quán đốt rừng làm nương rẫy đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước trên địa bàn xã. Phương thức canh tác còn lạc hậu, hình thức quản canh vẫn là chủ yếu dẫn đến năng xuất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, tập quán canh tác vào mùa mưa dẫn đến xói mòn, rửa trôi đất làm cho thu hiệp diện tích gieo trồng hằng năm.
- Trồng trọt
Tổng diện tích trồng cây hằng năm trên địa bàn xã là 2001.95 ha trong đó: Đất trồng lúa là 890.34 ha (đất chuyên trồng lúa nước là 13.90 ha, đất trồng lúa nước còn lại là 87.72 ha, đất trồng lúa nương 788.72 ha); đất trồng cây hằng năm khác 1117.61 ha.
Tổng sản lượng lương thực là 2690.5 tấn trong đó: Lúa mùa là 112.2 tấn, ngô là 1820 tấn, năng suất các loại cây trồng đạt từ 12 đến 25 tạ/ha. Bình quân lương thực 776.3kg/người/năm.
- Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Theo số liệu thống ke trên địa bàn xã hiện có 1002 con trâu; 305 con bò; 1863 con lợn; đàn dê có 480 con; gia cầm các loại có khoảng 4787 con.
- Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2013 của xã Ta Ma.
+ Lúa xuân: Diện tích 6 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 27 tấn. + Lúa Mùa: Diện tích 25 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 122.5 tấn. + Lúa nương: Diện tích 350 ha, năng suất 13 tạ/ha, sản lượng 455 tấn. + Ngô: Diện tích là 728 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 1820 tấn. + Cây sán: Diện tích 30 ha, năng suất 62 tạ/ha, sản lượng 186 tấn. Rau đậu các loại: Diện tích 10 ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 90 tấn.
- hoạt động lâm nghiệp
Trong thời gian qua nhà nước đã có các dịch vụ chi trả môi trường rừng từ đó người dân đã có trách nhiện và ý thưc nhiều hơn trong việc bảo vệ rừng, xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tuyên truyền luật bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, chỉ đạo các tổ, nhóm thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu rừng được khoanh nuôi trên địa bàn xã để đảm bảo không bị chặt phá, đốt làm nương rẫy. Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 7352.89 ha, trong đó đất rừng phòng hộ là 7173.83 ha, đất rừng sản xuất 179.06 ha.
- Hoặt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Do đặc thù của xã miền núi người dân sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp nên hoặt động sản xuất công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp gần như chưa phát triển, Thương mại, dịch vụ trong xã chủ yếu là buôn bán mang tính cá thể, Xã không có chợ lớn để trao đổi hằng hóa, hoạt động thương nghiệp. Các dịch vụ phụ vụ cho sản xuất như phân bón, giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y chưa đáp ứng được nhu cầu người dân.
Lịch gieo trồng các loài cây ngắn ngày và cây lâu năm của xã được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.2: Lịch mùa vụ của xã Ta Ma
Tháng
Loài cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lúa nước
Lúa nương
Gieo Chăm sóc Thu
Ngô Trồng Chăm sóc Thu
Sắn Trồng Chăm sóc thu
Đậu
Trồng Chăm sóc Thu
Bí Trồng Chăm sóc Thu
Chuối thu Trồng Chăm sóc
Mận Chăm sóc Thu Trồng Chăm sóc
Nhãn, Xoài
Chăm sóc Thu Trồng Chăm sóc
Thông qua biểu số liệu về lịch mùa vụ của Xã Ta Ma ở trên đã cho ta thấy toàn bộ các hoạt động sản xuất của xã từ công việc gieo trồng cho đến khi thu hoạch các loài cây trồng. Nhìn vào lịch ta có thể thấy:
- Cây lúa 2 vụ:
+ Vụ Đông xuân: Gieo vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1, chăm sóc trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 05 và thu vào tháng 6 hàng năm.
+ Vụ mùa: Gieo vào khoàng tháng 07, chăm sóc vào khoảng từ tháng 09 tháng 10 và thu vào tháng 11 hàng năm.
Như vậy ta có thể thấy rằng khoảng thời gian chăm sóc của vụ Đông xuân dài hơn so với vụ Mùa, vụ Đông xuân chăm sóc khoảng hơn 5 tháng, vụ Mùa chăm sóc khoảng 3 tháng là được thu hoạch. Vụ Đông xuân thời gian chăm sóc dai hơn vi ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh hơn nên cây lúa chậm sinh trưởng và phát triển hơn so với vụ Mùa. Vụ mùa thời tiết ấm áp hơn tuy nhiên xâu bệnh phát triển mạnh hơn nên thường năng xuất thấp hơn vụ Đông xuân.
- Cây lúa Nương: Thường được gieo trồng vào khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 04, và thu hoạch vào khoảng tháng 10 tháng 11 hàng năm.
- Cây Ngô thường được trồng vào khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 04, chăm sóc khoảng từ tháng 05 đến tháng 07 và thu vào tháng 08 hàng năm.
- Cây Sắn được trồng khoảng từ tháng 02 đến tháng 03 chăm sóc từ tháng 04 đến tháng 09 và thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.
- Cây Đậu trồng từ tháng 05 đến tháng 06, chăm sóc khoảng từ tháng 07 đến tháng 08 và thu vào khoảng từ tháng 09 tháng 10 hàng năm.
- Cây Bí trồng vào khoảng tháng 03 tháng 04 chăm sóc khoảng từ tháng 06 đến tháng 07 và thu vào tháng 09 tháng 10 hàng năm.
- Cây Chuối trồng từ tháng 06 đến tháng 08 chăm sóc từ tháng 12 đến tháng 1 và thu vào khoảng tháng 02 tháng 03 hàng năm.
4.1.3. Đánh gia lựa chọn cây trồng vật nuôi.
Việc đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp lựa chọn được cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phù hợp với nguyện vọng, sở thích của người dân sẽ được người dân quan tâm phát triển, đem lại lợi ích cho người dân về mặt kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã được chia làm các nhóm chính như: Nhóm cây nông nghiệp ngắn ngày, cây nông nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp và vật nuôi. Cụ thể như sau:
a. lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày.
Cây nông nghiệp ngắn được trồng chủ yếu như: Lúa,Ngô, Khoai, Đậu tương, Sắn, Lạc, Rau màu.
Bảng 4.3: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày.
Stt Chỉ tiêu Loài cây trồng
Lúa tươngĐậu Khoai Lạc Sắn Ngô màuRau
1 Dễ gây trồng 9 8 8 8 8 8 8
2 Dễ kiếm giống 8 9 8 8 9 8 8
3 Phù hợp với điều kiện tự
nhiên
4 Dễ tiêu thụ 8 7 6 6 6 8 7
5 Hiệu quả kinh tế cao 8 7 6 7 7 8 7
6 Ít sâu bệnh 7 8 7 7 8 7 7 7 Sản lượng cao 8 6 6 6 6 8 7 8 Cải tạo đất 7 8 7 7 7 7 7