Vấn đề ô nhiễm không khí không phải là vấn đề riêng của một quốc gia, dân tộc nào, đó là vấn đề của toàn nhân loại. Các văn bản, nghị định thư, hiệp ước,… được ký kết qua nhiều năm, giữa nhiều nước là những giải pháp hiệu quả, góp phần làm ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm không khí và các hậu quả của nó.
Tham gia ký kết Nghị định thư Montreal năm 1987 tại Canada, đại diện 45 nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã cam kết hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đến năm 2005. Sự hạn chế này nhằm mục đích không làm cho nhiệt độ khí quyên tiếp tục tăng cao.
Để ngăn chặn ảnh hưởng của tầng ozone bị suy giảm và phá hủy, nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển đã tham gia công ước Viên (22-3-1985) cam kết áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động tiêu cực do tầng ozone bị suy giảm, hợp tác trong nghiên cứu, quan trắc và trao đổi thông tin về lĩnh vực này.
Tiếp đó là nghị định thư Montreal (Canada) về các chất làm suy giảm tầng ozone – ODS đã được ký kêt sngày 16/9/1987 nhằm xác định những biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát được việc sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone.
♦ Nghị định thư Kyoto:
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Chương trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó những quốc gia
tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà khính khác. Theo một báo cáo về chương trình biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc thì: Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990, đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu 29%. Mục tiêu hướng đến giảm thiểu các loại khí nhà kính trong khoảng thời gian 2008- 2021. Mức trần đã được quy định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% vơi Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8% và 10% cho Iceland.
Hầu hết những điều khoản trong nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước có nền công nghiệp phát triển và không có hiệu lực đối với nguồn khí thải đến từ lĩnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế.
Một vài chuyên gia quan tâm đến vấn đề gia tăng nhiệt độ toàn cầu cho rằng, Nghị định thư sẽ có tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các nền dân chủ trên thế giới do các tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Một số khác lại cho rằng những đóng góp của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề ra. Nhiều ý kiến khác cho rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu của Nghị định là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại.
1. Trần Ngọc Chấn. “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Tập 1”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội – 2002.
2. Đinh Xuân Thắng. “Giáo trình ô nhiễm không khí”. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – 2007.
3. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan. “Giáo trình Công nghệ Môi trường”. Nhà XB Đại học Quốc gia Hà Nội- 2004.
Phần một...1
Các vần đề cơ bản về ô nhiễm không khí...1
1. Các vấn đề cơ bản về không khí...1
1.1 Vai trò của không khí...1
1.2 Thành phần không khí:...1
1.3 Phân loại không khí...1
1.4 Các thông số đặc trưng của không khí:...2
2. Ô nhiễm không khí và các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí...2
2.1 Ô nhiễm không khí:...2
2.2 Nguồn gây ô nhiễm:...3
2.2.1. Nguồn ô nhiễm tự nhiên (thiên nhiên):...3
2.2.2. Nguồn ô nhiễm nhân tạo...5
a. Công nghiệp sản xuất axit sunfuric...8
b. Công nghiệp sản xuất axit nitric...8
2.3 Chất ô nhiễm không khí...10
2.3.1. Khái niệm về chất ô nhiễm:...10
2.3.2. Phân loại chất ô nhiễm...10
c. Dựa vào nguồn gốc sử dụng nguyên vật liệu...10
d. Dựa vào nguồn gốc phát sinh:...10
e. Phân loại theo tính chất vật lý:...10
3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí:...10
3.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới con người...10
3.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến động vật...18
3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thực vật...19
3.3.1. Các tác hại chung:...19
3.3.2. Các chất ô nhiễm gây tác hại cho thực vật...19
3.4 Tác hại của các chất ô nhiễm đối với vật liệu...20
3.4.1. Đối với vật liệu kim loại:...20
3.4.2. Đối với vật liệu xây dựng:...20
3.4.3. Đối với vật liệu sơn...21
3.4.4. Đối với vật liệu dệt...21
3.4.5. Đối với vật liệu điện, điện tử...21
3.4.6. Đối với vật liệu giấy, da thuộc, caosu...21
Phần hai...22
Các hiện tượng ô nhiễm không khí cơ bản...22
a. Khái niệm “Hiệu ứng nhà kính”...22
b. Nguyên nhân hình thành...22
1.2 Phân loại hiệu ứng nhà kính...27
a. Hiệu ứng nhà kính khí quyển...27
b. Hiệu ứng nhà kính nhân tạo:...27
1.3 Ảnh hưởng của hiện tượng hiệu ứng nhà kính tới môi trường...27
1.4 Các biện pháp giảm trừ hiệu ứng nhà kính...28
1.5 Các biện pháp kỹ thuật...29
2. Mưa axit:...30
2.1 Cơ bản về mưa axit...30
a. Khái niệm:...30
b. Nguyên nhân hình thành:...30
2.2 Những ảnh hưởng của mưa axit...31
3. Sương mù quang hóa:...32
3.1 Cơ bản về khói mù quang hóa:...32
a. Các khái niệm: ...32
b. Cơ chế hình thành sương mù quang hóa:...32
3.2 Các điều kiện để hình thành sương mù quang hóa...34
a. Các chất gây ra sương mù quang hóa:...34
b. Thời gian trong ngày:...35
c. Một vài yếu tố khí tượng...35
d. Địa hình:...35
3.3 Các ảnh hưởng của hiện tượng sương mù quang hóa...36
a. Tác động lên sức khỏe con người:...36
b. Tác động lên thực vật và các loại vật chất:...36
3.4 Các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả...36
4. Sự suy giảm tầng ozone:...37
4.1 Tầng ozone và vai trò của nó...37
4.1.1. Tầng ozone:...37
4.1.2. Vai trò của tầng ozone:...37
a. Ozone ở tầng bình lưu:...37
b. Ozone ở tầng đối lưu...37
c. Quá trình phân hủy ozone trong khí quyển:...37
4.2 Hiện trạng:...38
4.3 Nguyên nhân của việc thủng tầng ozone...39
4.4 Hậu quả và các biện pháp giảm thiểu các yếu tổ gây thủng tầng ozone...39
a. Hậu quả:...40
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí...41
1. Các giải pháp mang tính tổng thể:...41
2. Những giải pháp mang tính toàn cầu:...41