Hạn chế và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFC cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone như: tetracloit cacbon, hợp chất brom (halon), methylchlorofrom… cụ thể là:
- Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển,… - Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển.
- Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm.
♦ Năm 1985, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal bắt đầu có hiệu lực nhắm mục đích từng bước ngăn chặn việc sử dụng những loại hóa chất có thể phá hủy tầng ozone.
Theo quy định của Nghị định về chất suy giảm tầng ozone, với các nước phát triển, phải loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất CFC và halon vào năm 1996 và chất HCFC vào năm 2000. Đối với các nước đang phát triển, được ưu đãi sử dụng các chất CFC và Halon đến năm 2010 và chất HCFC đến năm 2040. Nghiên cứu loại bỏ các gốc tự do Clo, NOx… khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axit clohydric và clo nitrat (ClONO2). Hạn chế tác nhân phá hủy ozone.
Phần ba
Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí và tác hại của nó đối với sức khỏe con người nói riêng cũng như đối với hệ sinh thái nói chung đã trở thành vấn đề bức xúc của cả nhân loại. Từng quốc gia riêng biệt cần có chương trình hành động của riêng mình để bảo vệ môi trường, đồng thời phải có chương trình hành động chung của cả thế giới mới mong có thể đẩy lùi các hiểm họa môi trường có khả năng xảy ra trên hành tinh chúng ta.