Nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác tạo động lực vật chất, tinh thần tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Á (Trang 43)

IV. NỘI DUNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LAO

1. Nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp

1.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động

1.1.1 Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động nắm rõ mục tiêu

Với mỗi tổ chức, mỗi cá nhân không thể làm việc hiệu quả khi chưa xác định được mục tiêu một cách rõ ràng. Vì vậy, để hoạt động tốt thì tổ chức cần xây dựng những mục tiêu rõ ràng và phù hợp với điều kiện hoàn cảnhcủa Công ty và xu hướng chung.

1.1.2. Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động

Để người lao động hiểu được nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm nghĩa vụ của mình phải làm gì trong tổ chức, hiểu được những mục tiêu, chiến lược của tổ chức trước mắt và lâu dài thì phải xác định nhiệm vụ cụ thể cũng như tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động.

1.1.3. Đánh giá công bằng, thường xuyên tình hình thực hiện công việc của người lao động:

Đánh giá thực hiện công việc là một hệ thống chính thức duyệt xét và đánh giá sự hoàn thành công tác của một cá nhân theo định kỳ.

Người quản lý phải thường xuyên quan tâm theo dõi tình hình thực hiện công việc của người lao động. Qua đó người quản lý biết được người lao động thực hiện công việc như thế nào, đạt mức độ bao nhiêu so với mục tiêu của tổ chức.

1.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ1.2.1. Phân công, bố trí người lao độngphù hợp với yêu cầu công việc 1.2.1. Phân công, bố trí người lao độngphù hợp với yêu cầu công việc

Vấn đề phân công, bố trí người lao động như thế nào cho hợp lý, phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với năng lực sở trường của người lao động. Điều này đòi hỏi người làm công tác quản trị phải có trìnhđộ hiểu biết về cơ cấu tổ chức, về chức năng nhiệm vụ của tưng phòng ban, hiểu rõ những điêm yếu, điểm mạnh, năng lực sở trường của từng người để phân công và bố trí lao động phù hợp.

1.2.2. Cung cấp đầy đủ những điều kiện cần thiết cho nơi làm việc của người lao động:

 Tổ chức phục vụ nơi làm việc.  Cải thiện điều kiện làm việc.

 Môi trường làm việc đảm bảo thuận lợi cho công việc và người lao động.

1.3. Kích thích vật chất:

Kích thích vật chất thông qua tiền lương.

Đối với nhiều người lao động, tiền lương chính là nguồn để đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình họ. Do vậy, người lao động có thể tự hào sống bằng tiền lương của mình nên họ phải có trách nhiệm lao động hết mìnhđể có tiền lương hàng tháng. Đây cũng là yếu tố kích thích họ làm việc và phát huy hết khả năng của mình trong công việc.

Vì vậy, tiền lương có ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo động lực lao động lao động nên công tác trả lương phải thỏa mãn các yêu cầu và nguyên tắc:

 Yêu cầu của công tác trả lương  Nguyên tắc trả lương trong lao động.

Kích thích vật chất thông qua tiền thưởng:

Tiền thưởng là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho những người lao động có những thành tích vượttrên mức quy định.

Tiền thưởng có thể nằm trong các chính sách sử dụng lao động mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Tiền thưởng phải thỏa mãn yêu cầu kích thích người lao động..

Kích thích vật chất thông qua phúclợi và dịch vụ:

Cung cấp các loại phúc lợi và dịch vụ có những ý nghĩa:

 Đảm bảo cuộc sống cho người lao động như hỗ trợ người lao động: mua xe, mua nhà, khám chữa bệnh,..

 Làm tăng úy tín của Công ty trên thị trường, làm người lao động thấy có động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân viên giỏi cho Công ty.  Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

 Giảm bớt gánh nặng xã hội trong việc chăm lo cho người lao động như: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

1.4. Kích thích tinh thần

1.4.1. Xây dựng bầu không khí tốt đẹp trong các tập thể:

Bầu không khí xã hội được biểu hiện ở thái độ của những người lao động đối với quan hệ xã hội, đối với nhà lãnhđạo, đối với nghề nghiệp.

Người lao động làm việc trong bầu không khí xã hội lành mạnh thì thái độ tinh thần tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau hơn những người làm việc trong bầu không khí căng thẳng thiếu hòađồng.

1.4.2. Quan tâm đến công tác đào tạo:

Đào tạo nhằm tăng kết quả công việc của nhân viên thông qua việc cung cấp cho họ những kỹ năng và kiến thức mới.

Có hai hình thức đào tạo chính là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Người làm công tác nhân sự cần quan tâm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội học tập và nâng cao trìnhđộ. Nhà quản lý cần đưa ra các chính sách đào tạo rõ ràng, xây dựng quy trình đào tạo hợp lý để có thể lựa chọn

đúng đối tượng đào tạo. Như vậy người lao động có cơ hội để phấn đấu học tập tốt để phát triển sự nghiệp và họ sẽ gắn bó hơn với tổ chức, làm việc hiệu quả hơn.

1.4.3. Tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng trong tổ chức:

Thi đua trong lao động có tác dụng động viên người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các phong trào thi đua đúng đắn, phù hợp có ý nghĩa rất lớn trong tổ chức góp phần xây dựng thái độ lao động của con người lao động mới.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác tạo động lực vật chất, tinh thần tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Á (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)