ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giải pháp giải quyết việc làm (Trang 42)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn.

Có tọa độ địa lý : 21o32’ - 21o51’ độ vĩ Bắc, 105o46’ - 106o04’ độ kinh Đông. Huyện Đồng Hỷ có dân số là 125.036 ngƣời. Với đặc trƣng của vùng đất trung du miền núi, huyện Đồng Hỷ có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đƣờng quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua hàng năm đƣợc bồi đắp một lƣợng phù sa lớn, có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn.

Đồng Hỷ nằm gần thành phố Thái Nguyên, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lƣu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá các mặt hàng nông lâm sản của mình, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều núi đá vôi, điều kiện tự nhiên này có thể giúp cho huyện Đồng Hỷ phát triển mạnh mẽ ngành khai thác và sản xuất nguyên liệu xây dựng. Nhìn chung với tiềm

năng đất đai và các nguồn lực khác thì Đồng Hỷ có nhiều điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tới.

- Địa hình

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên Đồng Hỷ có địa hình phức tạp, không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt biển, cao nhất là Lũng Phƣợng - Văn Lăng, Mỏ Ba - Tân Long trên 600m, thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thƣợng 20m. Phía bắc giáp với Huyện Võ Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm gần 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của huyện tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên, địa hình tƣơng đối bằng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Vùng núi phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng, thích hợp cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Với đặc điểm địa hình đã tạo nên 3 tiểu vùng riêng biệt.

- Vùng núi phía Bắc: Gồm 6 xã và thị trấn: xã Văn Lăng, Hòa Bình, Tân Long, Hóa Trung, Quang Sơn, Minh Lập và thị trấn Sông Cầu. Vùng này chủ yếu trồng cây ăn quả, cây chè, chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng núi cao phía Nam bao gồm 5 xã và 1 thị trấn: xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Tân Lợi, Hợp Tiến và thị trấn Trại Cau. Địa hình ở đây cũng chủ yếu là đồi núi, đất bằng phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không có nhiều.

- Vùng trung tâm: Gồm 6 xã và 1 thị trấn: xã Hóa Thƣợng, Cao Ngạn, Linh Sơn, Huống Thƣợng và thị trấn Chùa Hang. Địa hình ở khu vực này khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Phần lớn diện tích trồng lúa và màu của huyện tập trung chủ yếu ở khu vực này. Khu vực này nằm

ngay sát với trung tâm Thành phố Thái Nguyên, có sông Cầu chảy qua rất thuận tiện cho việc tƣới tiêu.

- Khí hậu huyện Đồng Hỷ có khí hậu mang tính đặc trƣng của vùng miền núi và trung du, chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh mƣa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,6 oC, nhiệt độ cao nhất là 28,9 oC, nhiệt độ thấp nhất là 17 oC.

Về độ ẩm không khí:

+ Độ ẩm lớn nhất là (vào tháng 3 và tháng 7) là 88%. + Độ ẩm thấp nhất (vào tháng 2và tháng 1) là 77%. Lƣợng mƣa:

Lƣợng mƣa trên toàn khu vực đƣợc phân bố theo 2 mùa: mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7 và tháng 8, mùa khô (mƣa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

+ Lƣợng mƣa trung bình lớn nhất hàng năm là 2.000 – 2.500 mm. + Số ngày mƣa trong năm là 150 – 160 ngày.

+ Lƣợng mƣa tháng lớn nhất là 489 mm. + Lƣợng mƣa tháng nhỏ nhất là 22 mm. + Số ngày mƣa lớn hơn 50 mm là 12 ngày. + Số ngày mƣa lớn hơn 100 mm là 2 – 3 ngày. + Lƣợng mƣa ngày lớn nhất là 353 mm.

Khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trƣởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, thêm vào đó với điều kiện mƣa ẩm nên có nhiều loài thực vật phát triển.

Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ có những điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vùng này cũng phải chịu những thay đổi đột ngột của khí hậu, thời tiết và thủy văn gây ra nhƣ; lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh.. cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, cần có những giải pháp chủ động phòng chống thiên tai, đồng thời khai thác những điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha đƣợc chia thành 5 loại đất. Đƣợc phân chia theo mục đích sử dụng (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2005 - 2007

Đơn vị: Ha Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng diện tích 46.020,66 47.037,00 47.037,94 1- Đất nông nghiệp 11.550,00 12.488,92 12.481,38 Trong đó: Cây hàng năm 6.857,99 6.969,83 6.964,76

Cây lâu năm 4.353,63 5.174,33 5.172,70

Đất nông nghiệp khác 108,32 108,32 107,50

Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp

230,06 236,44 236,42

2- Đất dùng vào lâm nghiệp 21.532,88 23.712,07 23.712,89

3- Đất chuyên dùng 2.759,85 2.797,34 2.831,83

4- Đất khu dân cƣ 954,31 956,18 958,93

5- Đất chƣa sử dụng 7.996,13 5.802,45 5.771,93

Từ bảng 2.1 cho ta thấy tiềm năng đất của Đồng Hỷ còn khá lớn, còn 5.771,93 ha đất chƣa sử dụng. Đất nông nghiệp là 12.481,38 ha chiếm 26,54%. Trong những năm qua, do tích cực chuyển đổi cơ cây trồng trong nông nghiệp, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng tăng lên, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho nông dân trong huyện.

+ Tài nguyên nƣớc :

Nhìn chung các sông suối của huyện Đồng Hỷ đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2, huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn nhƣ:

Sông Cầu: Bắt nguồn từ Bắc Kạn, chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 47 km, độ dốc đáy sông i = 1/500, là nguồn chính cung cấp nƣớc tƣới cho huyện.

Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Võ Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thƣợng, Linh Sơn ra sông Cầu, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28km. Do rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều nên lƣu lƣợng nƣớc giữa mùa mƣa và mùa khô chênh lệch rất lớn, mùa mƣa thƣờng gây lũ lớn, mùa khô mực nƣớc sông xuống thấp.

- Suối Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hòa dài 19km, suối Ngàn Me bắt nguồn từ Cây Thị chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam Hòa dài 21km.

Ngoài ra còn có hàng chục con suối lớn nhỏ khác cộng với hàng chục hồ nƣớc lớn, nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nƣớc ngầm qua thăm dò đƣợc đánh giá là rất phong phú. Chất lƣợng nguồn nƣớc của huyện Đồng Hỷ do tác động của con ngƣời nên nguồn nƣớc mặt đang bị ô nhiễm, cần có phƣơng pháp hữu hiệu để làm giảm mức độ ô nhiễm. Nƣớc ngầm bảo đảm chất lƣợng và tiềm năng khai thác phục vụ đời sống.

+ Tài nguyên rừng :

Theo số liệu điều tra, về quy hoạch đất đai huyện Đồng Hỷ đất dành cho phát triển lâm nghiệp có thể là 32.440 ha chiếm khoảng 63,8% là rất lý tƣởng. Tổng diện tích trồng mới đạt 1.325 ha chiếm 137,8% kế hoạch (Trong đó trồng tập trung đạt 1.165 ha, Rừng dân tự trồng là 160 ha). Khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 1.063 ha kế hoạch tỉnh giao. Bảo vệ rừng 340 ha, đã ƣơm đƣợc 125 vạn hom cây giống tại các vƣờn ƣơm, chuẩn bị cho việc trồng và bảo vệ rừng. Đây chính là tiềm năng cho ngành lâm nghiệp

+ Tài nguyên khoáng sản:

Đồng Hỷ là nơi chứa đựng nhiều mỏ khoáng sản chủ yếu về quặng trên địa bàn: Gồm có các loại sau: Sắt, Chì kẽm, Vàng , khoáng sản về vật liệu xây dựng tập chung ở Trại Cau, Linh Sơn, Lang Hích, làng Mới, Khe Mo, Tiến Bộ.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ rất phong phú có nhiều loại có chữ lƣợng lớn và có ý nghĩa kinh tế cao. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra mặt không tốt ảnh hƣởng đến môi trƣờng cảnh quan xung quanh do việc khai thác bừa bãi.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn:

Đồng Hỷ có các địa danh nhƣ Hang động núi đá thực vật thuộc xã Quang Sơn, Tân Long hay Chùa Hang … Ngoài ra còn có tài nguyên du lịch về mặt nhân văn nhƣ đền Văn Hán, Hang rơi, di tích Thần xa……

Có tiềm năng rất lớn về quả bá về du lịch tạo hình ảnh tốt trong lòng Du khách trong và ngoài nƣớc. Tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp

 Đánh giá chung về diều kiện tự nhiên của huyện đến sự phát triển kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp.

* Thuận lợi

+ Có vị trí thuận lợi giao thông đi lại thuận lợi giáp với thành phố Thái Nguyên là điều kiện phát triển một thị trƣờng rộng lớn tăng khả năng giao thƣơng buôn bán, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng của các hộ nông dân.

+ Có điều kiện khí hậu thủy văn đa dạng đây là điều kiện cần thiết để phát triển các mô hình nông lâm nghiệp kết hợp tạo điều kiện bền vững về mặt môi trƣờng. Hay việc phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi phù hợp.

+ Điện tích dất đai khá rộng lớn đây là điều kiện kiên quyết để phát triển mở rộng nền nông lâm nghiệp do vậy cần khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này.

+ Trên địa bàn huyện có nhiều tài nguyên thiên nhiên về khoáng sản, sinh thái, rừng rất thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp khai thác tuy nhiên cần có quy hoạch cụ thể có hiệu quả chánh lãng phí.

* Khó khăn

+ Dịa hình phức tạp và có độ dốc tƣơng đối lớn lên rất rễ bị xói mòn, rửa chôi thoái hóa đất…do vậy cần chú ý trồng xen các loại cây để có thể tăng sức sản xuất của đất đai

+ Do nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa lên rất thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh phát triển,

+ Giao thông không thuận tiện ở các vùng xa xôi vùng cao lên ở những nơi này rất khó cho ngƣời dân tiếp cận thị trƣờng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế của huyện Đồng Hỷ đã không ngừng phát triển với tốc dộ tăng trƣởng kinh tế cao (> 9% / năm). Riêng năm 2007, tốc độ tăng trƣởng kinh tế

đạt 13,5% GDP (theo giá hiện hành) đạt 960 tỷ đồng, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 7.650 nghìn đồng/ngƣời.

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đồng Hỷ

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá cố định (1994) Giá hiện hành Giá cố định (1994) Giá hiện hành Giá cố định (1994) Giá hiện hành Tổng giá trị sản xuất 820 1.231,5 941 1.472,7 1.106 1.813,8

I.Ngành nông, lâm, ngƣ,

nghiệp 214 292 224 311,2 237 336,5

1.Nông nghiệp 182,2 242 190 257,5 200,5 277,9

1.1.Trồng trọt 137,2 164 143 175 151 190

1.2.Chăn nuôi 45 78 47 82,5 49,5 87,9

2.Lâm nghiệp 24,7 41 26,5 44,3 28,7 48,5

II.Ngành công nghiệp 347 538 429 695 540 918 1.Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp 293 454 359 565 410 697

2.Xây dựng 54 84 70 130 130 221

III.Thƣơng mại, dịch vụ 259 401,5 288 466,5 329 559,3 Tổng giá trị gia tăng 468 677 529 804 602 960 Giá trị gia tăng bình

quân đầu ngƣời (1000Đ) - 5.498 - 6.465 - 7.650 Cơ cấu tổng giá trị tăng

theo ngành (%) - 100 - 100 - 100

Tốc độ tăng trƣởng (%) 10,9 - 13 - 13,5 -

Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Đồng Hỷ lần thứ XXII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Bằng sự đoàn kết, nhất trí của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Đồng Hỷ, sự chỉ đạo triển khai biện pháp đồng bộ, tích cực năm 2007 huyện đã đạt đƣợc những thành tựu phát triển kinh tế nhƣ sau: Năm 2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 13,5% tăng so với năm 2005 là 2,6%. Trong đó , tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng giá trị sản xuất của huyện, năm 2005 là 292 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên là 311,2 tỷ đồng và đến năm 2007 tăng là 336,5 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 347 tỷ đồng (năm 2005) và đến năm 2007 tăng lên là 697 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Bên cạnh đó nhờ có vị trí thuận lợi về giao thông (cả về đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy) ngành thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn huyện cũng tăng nhanh, trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất của ngành thƣơng mại, dịch vụ tăng chiếm một tỷ lệ quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, năm 2007 tổng giá trị sản xuất của ngành thƣơng mại, dịch vụ là 559,3 tỷ đồng chiếm 41,2% tổng giá trị sản xuất.

Hệ thống chợ nông thôn đƣợc quan tâm và cải tạo nâng cấp và xây mới, cơ sở giao lƣu buôn bán mở rộng, sản xuất hàng hóa phát triển. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ nhƣ: ăn uống công cộng, kinh tế văn phòng phẩm, cơ khí. . . phát triển đa dạng, hàng hóa phụ cũng theo chính sách đƣợc quan tâm nhƣ mặt hàng thiết yếu, mặt hàng trợ giá, trợ cƣớc nhƣ: muối iốt, phân hóa học, thuốc trừ sâu, giống cây lƣơng thực…để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

- Văn hóa thông tin - thể dục thể thao

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thu đƣợc kết quả đáng khích lệ, đến cuối năm 2007 có 19.310 hộ

đạt gia đình văn hóa, 124 khu dân cƣ đạt khu dân cƣ tiên tiến, 55 làng đƣợc công nhận là làng văn hóa, 132 cơ quan đạt cơ quan văn hóa, toàn huyện có 158 nhà văn hóa. Toàn huyện có 285 cụm loa truyền thanh đã góp phần phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ của các cấp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ giải pháp giải quyết việc làm (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)