Quyết định cấu trúc vốn là rất quan trọng cho bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Quyết định này quan trọng vì nó là điều cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận đối với các cổ đông tổ chức khác nhau, và cũng bởi vì tác động của một quyết định như vậy đối với khả năng của tổ chức để đối phó với môi trường cạnh tranh của nó. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng dạng bảng tiên tiến để khảo sát tác động ngưỡng dạng bảng của đòn bẩy đối với giá trị công ty trong số 92 SEAs từ năm 2005 đến 2010. Chúng tôi sử dụng ROE để đại diện cho giá trị công ty và sử dụng tỷ số Nợ/Tài sản như là biến ngưỡng (threshold variable). Kết quả cho thấy rằng tồn tại tác động ngưỡng kép giữa tỷ lệ nợ và giá trị công ty. Ngoài ra, hệ số dương khi tỷ lệ nợ thấp hơn 59.27%, điều này cho thấy rằng vay nợ có thể nâng cao giá trị công ty. Hệ số âm và có khuynh hướng giảm khi tỷ lệ nợ nằm trong khoảng từ 59.27% đến 94.60% hoặc trên 94.60% cho thấy rằng trong chế độ đó, một sự gia tăng thêm trong vay nợ sẽ làm giảm giá trị công ty. Vì vậy buộc phải kết luận rằng mối quan hệ giữa đòn bẫy tài chính và giá trị doanh nghiệp là mỗi quan hệ phi tuyến tính, có hình dạng hình parapol lồi. Vì vậy, kết luận rằng tồn tại một tỷ lệ nợ tối ưu đó là nhỏ hơn 59.27% cái mà làm tăng giá trị công ty. Kết quả này phù hợp hơn với lý thuyết thỏa hiệp (trade-off theory) (Myers, 1977)[33], Yu-Shu Cheng, Feng-Li Lin (2010) [19] and Yi-Pei Liu and Chu-Yang Chien (2010) [50], lý thuyết mà công ty có thể tìm thấy một sự cân bằng nơi mà tấm chắn thuế từ lãi vay bằng với chi phí gia tăng khi vay nợ. Hơn nữa, quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu hoạt động cho thấy là không tác động đáng kể đối với giá trị doanh nghiệp. Điều này ngụ ý rằng việc mở rộng quy mô và
tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu hoạt động để gia tăng giá trị doanh nghiệp là không cần thiết. Kết quả thực nghiệm phù hợp với Feng-Li Lin (2010) [19].
Từ các kết quả nêu trên, sẽ có một vài ý nghĩa cho các công ty chế biến thủy sản ở Việt Nam trong việc sử dụng đòn bẫy tài chính. Thứ nhất, SEAs không nên sử dụng nợ vay vượt quá 59.27%. Để đảm bảo gia tăng giá trị công ty thì mức tỷ lệ nợ tối ưu là thấp hơn 59.27%. Thứ hai, đối với các SEAs có tỷ lệ nợ lớn hơn 59.27%, các nhà quản trị có thể áp dụng các mô hình đã được phát triển ở đây để thiết lập một mức độ mục tiêu, và sau đó dần dần di chuyển về phía mục tiêu này để tối đa hóa giá trị công ty. Thứ ba, từ các kết quả trên, chúng ta sẽ biết được các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn đối với mỗi nhóm SEAs trong mỗi ngưỡng tỷ lệ nợ xác định. Các nghiên cứu sắp tới dự kiến sẽ cung cấp ứng dụng thực tế để tái cơ cấu vốn để giúp tăng giá trị công ty của các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andreas Stierwald (2009), “Determinants of firm profitability – The effect of productivity and its persistence”. Melbourne Institute of Applied Economic and Social Research The University of Melbourne.
2. Bai, J. (1997), "Estimating multiple breaks one at a time". Econometric Theory Vol.13, pp. 315-352.
3. Bai, J., Perron, P., 1998, “Estimating and testing linear models with multiple structural changes”. Econometrica Vol.66, pp.47-78.
4. Booth LV, Aivazian V, Demirguc-Kunt A, Maksimovic V (2001). “Capital structure in developing countries”. The Journal of Finance, Vol. LVI, No.1, pp. 87-130.
5. Chan, K.S.(1993), "Consistency and limiting distribution of the least squares estimator of a continuous threshold autoregressive model", The Annals of Statistics, 21, 520-533 6. Chong, T. T-L., (1994), “Consistency of change-point estimators when the number of change-points in structural change models is underspecifed”. Working paper, Chinese University of Hong Kong.
7. Chung, K. H. and S. W. Pruitt (1994), “A simple approximation of Tobin’s q,” Financial Management, 23(3), 70-74.
8. Chien-Chung Nieh, Hwey-Yun Yau, and Wen-Chien Liu(2008), “Investigation of target capital structure for Electronic listed firms in Taiwan”, Emerging Markets Finance & Trade 2008, Vol. 44, No. 4, pp. 75–87.
9. Davies, R. B. (1977), “Hypothesis testing when a nuisance parameter is present only under the alternative,” Biometrika, 64, 247-254.
10. Davies, R. B. (1987), “Hypothesis testing when a nuisance parameter is present only under the alternative,” Biometrika, 74, 33-43.
11. Prof. Nguyen Thi Canh –PhD. Candidate. Nguyen Thanh Cuong (2010), “EFFECT OF
CAPITAL STRUCTURE ON FIRM VALUE FOR VIETNAM’S SEAFOOD PROCESSING ENTERPRISES”