Vốn huy động theo thời hạn trên tổng vốn huy động:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 36 - 37)

Tỷ số này sẽ cho ta biết khả năng cho vay của Ngân hàng như thế nào. Ở NHNo Sóc Trăng:

+ Năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn là 42,67%, tiền gửi dưới 12 tháng là 23,29%, kỳ hạn trên 12 tháng là 34,04% trên vốn huy động.

+ Năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn là 24,70%, tiền gửi dưới 12 tháng là 32,13%, kỳ hạn trên 12 tháng là 43,17% trên vốn huy động.

+ Năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn là 17,60%, tiền gửi dưới 12 tháng là 41,80%, kỳ hạn trên 12 tháng là 40,60% trên vốn huy động.

Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động là đều không tốt vì thường phải trích lập một tỷ lệ dự trữ lớn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng, không thể đem toàn bộ để cho vay. Qua số liệu cho thấy tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng ngày càng tăng cho thấy Ngân hàng ngày càng chủ động trong việc cho vay

của mình. Tuy Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển của Ngân hàng mẹ nhưng vốn huy động có kỳ hạn của Ngân hàng đã khả quan hơn nhiều.

4.7.3 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn (TDN/TNV):

Đây là chỉ số tính toán khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng nguồn vốn. Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn Ngân hàng đã cho vay được bao nhiêu đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của Ngân hàng càng tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì còn rất nhiều khoản tồn động không sinh lãi. Ngoài ra chỉ số này còn xác định quy mô Ngân hàng

+ Năm 2005 một đồng vốn Ngân hàng bỏ ra thì sẽ sử dụng 0,97 đồng để cho vay.

+ Năm 2007 và năm 2006, một đồng vốn Ngân hàng bỏ ra sẽ sử dụng 0,98 đồng cho vay.

Nhìn chung, trong ba năm dư nợ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Qua đó, ta thấy khả năng cho vay của Ngân hàng rất tốt, Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ tiền vốn để cho vay, đây là sự thành công của Ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nổ lực rất lớn của Ngân hàng trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Vốn Ngân hàng có khả năng sinh lời cao. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là tỷ số cao như thế có làm phát sinh rủi ro về thanh khoản và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng không? Ta cần xem xét thêm tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ để có thể đánh giá chính xác hơn, hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w