Tập trung, kêu gọi đầu tư vào ngành nhuộm, công nghiệp phụ trợ để chủ động sản xuất vải, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tăng tỉ lệ nội địa hóa trong

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh NGUYÊN PHỤ LIỆU CHO NGÀNH DỆT MAY, THỰC TRẠNG- GIẢI PHÁP (Trang 25)

chủ động sản xuất vải, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tăng tỉ lệ nội địa hóa trong một đơn vị sản phẩm.

Để đảm bảo được mục tiêu đề ra thì ngành Dệt may cần rất nhiều vốn. Giai đoạn 2006 - 2010, ngành cần xấp xỉ 2 tỉ USD, trong đó vốn cho ngành dệt nhuộm chiếm 82% và giai đoạn 2011 - 2015 cần khoảng 2,7 tỉ USD và vốn cho dệt nhuộm chiếm 86%. Bên cạnh đó cũng sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu của các khâu sản xuất, nhất là khâu có yêu cầu kỹ thuật cao như dệt, nhuộm. Giai đoạn 2006 - 2010 sẽ cần đào tạo khoảng hơn 13,000 lao động. Công tác đào tạo này cũng cần một số vốn rất lớn.

Với lượng vốn cần nhiều như vậy, thì ngoài việc huy động vốn tự có, vốn từ bán cổ phần, phát hành trái phiếu, cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, cho thuê tài chính… ngành Dệt may đang tích cực kêu gọi các dự án ODA, các dự án liên doanh liên kết, Ngành cũng kiến nghị Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu phát triển phục vụ chương trình vải phục vụ cho may xuất khẩu. Đồng thời xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư ngành dệt nhuộm.

Bên cạnh các nguồn vốn trên thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may Việt Nam cũng là một kênh quan trọng góp phần phát triển bền vững cho ngành Dệt may Việt Nam. Với tư cách là thành viên của WTO là bằng chứng của một môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhờ đó, sẽ tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau quãng thời gian khủng hoảng tài chính tại châu Á, FDI vào Việt Nam đã tăng trưởng một cách ngoạn mục từ 2,6 tỉ USD năm 2001 lên trên 20 tỉ USD năm 2007. Ngoài ra, những thay đổi trong hệ thống pháp luật của Việt Nam qua tiến trình ra nhập sẽ nâng cao tính

minh bạch và trách nhiệm trong các quy định liên quan đến đầu tư, và như vậy, sẽ tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó đương nhiên có các nhà đầu tư vào ngành dệt - ngành thượng nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may Việt Nam, là yếu tố quan trọng cho việc phát triển bền vững ngành Dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh NGUYÊN PHỤ LIỆU CHO NGÀNH DỆT MAY, THỰC TRẠNG- GIẢI PHÁP (Trang 25)