Văn hóa, xã hội, thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn vụ bản huyện lạc sơn tỉnh hoà bình (Trang 32)

- Đánh giá việc xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn:

4.1.2.5Văn hóa, xã hội, thể dục thể thao

+ Văn hóa – xã hội: Tổ chức các lễ hội trên địa bàn, các điểm di tích văn hoá như Đền Thượng thị trấn, Đền Cây Đa xóm Nghĩa, tổ chức các lễ hội được duy trì hàng năm và tổ chức ngày càng tốt hơn, Ngày lễ hội đã được nghi nhớ trong tiềm thức mỗi người dân địa phương và du khách xa gần, Đền Cô phố Quang Vinh, các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo khác đều được duy trì và chấp hành tốt các quy định. Các hoạt động tổ chức lễ mừng thọ của Hội người cao tuổi được duy trì.

+ Văn nghệ - thể dục thể thao: Phong trào văn nghệ được phát huy ngày càng mạnh mẽ, dịp mùa xuân được tổ chức trong lễ hội mừng xuân, lễ mừng thọ ở các phố, xóm. Dịp khánh thành nhà văn hoá phố, một số phố tổ chức giao lưu văn nghệ với các đơn vị trong và ngoài thị trấn như phố Dân Chủ, xóm Nghĩa, phố Thống Nhất, phố Hữu Nghị, phố Quang Vinh, phố Tân Giang, phố Độc Lập, phố Đoàn Kết, phố Tân Sơn... Đã tổ chức tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng và thi trang phục dân tộc, thi người đẹp do huyện Lạc Sơn tổ chức, kết quả đoàn thi của đoàn thị trấn đạt giải nhì.

Nhìn chung về điều kiện kinh tế - Xã hội của thị trấn có sự phát triển vượt bậc so với những năm trước đó cả về loại hình thu nhập cũng có sự đa dạng hơn, như có sự phân bổ rất đáng kể về lao động sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng 103% giá trị thu nhập, số lượng công nhân viên chức nhà nước tăng lên cao, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh gấp 5 đến 6 lần so với các năm trước đó, các hoạt động nông lâm nghiệp cũng phát triển không kém về số lượng cũng như chủng loại giá trị thu nhập tăng 80%, tất cả những điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội – văn hóa thuận lợi như vậy sẽ đem thế mạnh của thị trấn như sự thu nhập trung bình cao, và khi thu nhập bình quân cao như vậy sẽ kéo theo rất nhiều vẫn đề như xây dựng các công trình

giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện y tế….Và như vậy sẽ không tránh khỏi tình trạng chất lượng môi trường bị suy giảm dần theo sự phát triển của thị trấn, như dân số tăng cao nhu cầu cũng tăng theo dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt ngày càng một tăng lên và kết quả lượng rác thải ra môi trường một ngày một lớn và điều tất yếu là môi trường sẽ bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến chất lượng sống của người dân không đảm bảo về sức khỏe, gây ra nhiều bệnh viêm da viêm mạc….

4.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn.

Thị trấn Vụ Bản là trung tâm kinh tế - chính trị và xã hội của huyện Lạc Sơn, với diện tích xấp xỉ 2.5km2, dân số là 4683 người, mật độ dân số hơn 1000 người/km2 (gấp 10 lần dân số xã Văn nghĩa, gấp 20 lần xã Bình hẻm) trong thị trấn có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, nhiều cơ sở buôn bán các loại hàng hoá được đem đến đây buôn bán, vì vậy nơi đây thu hút rất nhiều lao động, người từ các nơi khác tới đây làm ăn, chính điều này đã làm tăng dân số của thị trấn ngày một nhiều hơn, dân số đông như vậy thì một điều tât yếu là các nhu cầu thiết yếu càng tăng thêm, nhà ở, phương tiện đi lại....và lượng rác thải ra sẽ tăng lên rất cao, gây ô nhiễm môi trường tăng lên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của đô thị cũng như chất lượng cuộc sống của chính chúng ta, chính vì vậy đỏi hỏi chúng ta cần quan tâm đến vẫn đề này một cách sau sắc và triệt để hơn. Dưới đây là hiện trạng môi trường ở thị trấn Vụ Bản.

4.2.1. Hiện trạng môi trường chung ở thị trấn Vụ Bản

Năm 2009 Phòng Tài nguyên và Môi trường đã triển khai công tác quan trắc và phân tích hiện trạng môi trường ngày 24/8/2010 tại các vị trí của khu vực trung tâm thị trấn Vụ Bản kết quả với các chỉ tiêu phân tích như sau:

Bảng 4.5. Môi trường không khí tại các vị trí ở thị trấn TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5937, 5938 – 2005 Vị trí 4 Vị trí 5 Vị trí 6 Vị trí 7 Vị trí 8 Vị trí 9 1 Nhiệt độ 0CP 31 31 32 32 32 33 - 2 Tốc độ gió m/s 0.1-0.5 0.1-0.5 0.1-0.3 0.1-0.5 0.5-0.7 0.5-0.1 - 3 Tiếng ồn dBA 60-65 55-60 55-65 65-70 60-65 75-85 75 4 Bụi MP10 µg/m3 386 425 350 375 320 485 150 5 CO µg/m3 1150 1150 575 1150 575 2300 5000 6 CO2 V% 0.028 0.028 0.03 0.032 0.03 0.035 - 7 NO2 µg/m3 75 50 45 60 30 95 100 8 SO2 µg/m3 100 75 50 85 35 110 125 9 H2S µg/m3 0 10 0 0 0 15 42

(Nguồn: Kết quả điều tra phòng Tài nguyên Môi trường 2011)

Từ bảng trên kết quả đo hàm lượng các chỉ tiêu trên ở các vị trí khác nhau trong địa bàn của thị trấn, cho ta thấy môi trường không khí ở thị trấn đang bị ô nhiễm dần, một điều dễ nhận thấy nhất là ô nhiễm về bụi bay ở ngoài đường và khói lò gạch đặt gần đường quốc lộ của thị trấn ở vị trí thứ 9 đặt tại phố Tân Sơn. Các chỉ tiêu khác đều không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Mà nguyên nhân của vẫn đề ô nhiễm môi trường không khí này là do sự quản lý không tốt của các cấp chính quyền về môi trường, nhưng nguyên nhân sâu xa của sự việc này là sự phát triển kinh tế và ý thức của người dân không tốt trong quá trình bảo vệ môi trường chung, như lượng xe cộ chạy qua một ngày là rất lớn đặc biệt là các loại xe tải với trọng tải lớn, và lượng khói thải cao, chuyên chở các loại hàng như than đá, xi măng, các loại gây ô nhiễm môi trường mà không được các cơ quan quản lý và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoạt động, ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân khác đó là đường đi từ Ngã Ba Xưa đến các nơi trong thi trấn đường đi rất xấu có rất nhiều ổ gà, và đường đi thì rất nhiều bụi, khi xe chạy qua thì lượng khói bụi mù mịt, gây ra không khí bị

ngột ngạt, và khi người dân cũng như người qua lại hít được các loại bụi độc hại này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của họ, khiến cho người dân ở đây và đi lại rất khó chịu.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước máy sử dụng cho sinh hoạt Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị kết quả TC1329- YT/QĐ N.sh1 N.sh2 N.sh3 N.sh4 1 Ph - 7.0 7.0 7.0 7.0 6.5 – 8.5 2 Độ cứng Mg/l 50 0 50 50 300 3 TDS Mg/l 44 5 45 44 1000 4 Độ muối % 0 0 0 0 0.4 5 Coliform MPN/100ml 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo của 2010)

Qua kết quả điều tra của phòng Tài nguyên & Môi trường về việc sử dụng nước máy cho sinh hoạt thì cho chúng ta thấy các chỉ tiêu vẫn nằm trong TC1329 – YT/QĐ chưa có dấu hiệu nguy hiểm đến sức khoẻ của người dân. Hiện nay hệ thống nước máy được kiểm soát ngày càng tốt hơn và được kiểm tra thường xuyên hơn từ các cán bộ môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước giếng sử dụng trong sinh hoạt

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả TC1329/2002 –BYT/QĐ TCVN 5944 -1995 N.g1 N.g2 N.g3 1 pH - 6.5 6.8 7.6 6.5 – 8.5 6.5 – 6.8 2 Độ cứng mg/l 100 75 215 300 300 – 500 3 TDS mg/l 241 195 293 1000 - 4 Độ muối % 0.2 0.2 0.3 0.4 0.2 – 0.8 5 Coliform MPN/ 75 85 120 0 3

100ml

(Nguồn: kết quả điều tra 2011)

Kết quả nhận được, hiện tại các mẫu nước phân tích kiểm tra đều đạt tiêu chuấn sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống các mẫu nước lấy nước máy và mẫu nước máy lọc qua máy lọc RO đáp ứng rất tốt tiêu chuẩn 1329-BYT/QĐ. Nhưng các chỉ tiêu như Coliform, PH đều vượt quá TCVN 5944 – 1995, đặc biệt là hàm lượng Coliform trong nước gấp 25 - 40 lần. nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa biết khai thác nguồn nước một cách hợp lý và mặt khác lượng rác thải sau khi tự xử lý lại để bữa bãi đến khi trời mưa nước cuốn các loại rác thải ra các kênh mương, cống rãnh rồi ngấm xuống các tầng đất và trải qua các quá trình lý hóa thì trở thành nước ngầm kết quả là một lượng nước đó vẫn còn một số đặc tính nguy hại đã có ở trong nước ngầm.

Qua bảng 4.8. số liệu đo được ở sông bưởi thì cho chúng ta thấy được pH vẫn nằm trong QCVN 08:2008/BVMT. Nhưng BOD5 thì vượt quá gấp 3 – 4 quy định tiểu chuẩn cho phép còn các chỉ tiêu như COD, NO2, NH4 thì có vượt qua tiểu chuẩn khoảng 2 – 3 lần. Do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp chưa được nâng cao trong ý thức được những tác hại do rác thải ra môi trường như thế nào, nên lượng rác thải ra môi trường nói chung và sông bưởi nói riêng, hàng ngày có rất nhiều xe cộ và người dân đi qua cầu sông bưởi nếu tính trung bình cứ 4 người thải ra một túi nilon hay một thứ rác nào đó thì chỉ trong một tuần lượng rác thải ở ngầm cầu sông bưởi rất lớn vì dưới ngầm cầu không có doanh nghiệp hay cơ quan nào quản lý chịu trách nhiệm thu gom. Nên nước ở sông bưởi đã có sự chuyển màu từ màu nước

trong sang màu nước đen gau rất nguy hiểm cho đời sống của những người dân ở đây đặc biệt là gia đình sử dụng nước giếng để nấu ăn hàng ngày

Bảng 4.8. Nước mặt: nước sông bưởi tại thị trấn Vụ Bản

Stt Tên tiêu chuẩn Đơn vị

Kết quả QCVN 08:2008/BVMT N.m1 N.m2 A B A1 A2 B1 B2 1 pH - 7.0 6.8 6-8.5 6-8.5 5.5-9 5.5-9 2 BOD5 m/lg 25 15 4 6 15 25 3 COD mg/l 40 28 10 15 30 50 4 NO2 mg/l 1.25 0.08 0.01 0.02 0.05 0.05 5 NH4 mg/l 0.50 0.25 0.1 0.2 0.5 1

(Nguồn: Kết quả điều tra của phòng Tài nguyên Môi trường 2010)

4.2.2. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản

Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Vụ Bản là:

Từ các hộ dân: Bao gồm là thực phẩm( rau, củ, quả…), túi nilon, gỗ, giấy, thủy tinh, tro than tổ ong, chai nhựa kim loại….ngoài ra chứa một lượng nhỏ rác thải nguy hại như pin..

Nguồn nông nghiệp: Chất thải này chủ yếu là rơm rạ bỏ đi, phân gia súc gia cầm rơi vãi … bao bì các loại, thông thường các loại rác thải này được xử lý bằng cách làm phân chuồng, nuôi gia súc, đốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà hàng, khu chợ, dịch vụ: Ở thị trấn Vụ Bản có rất nhiều cửa hàng ăn uống cũng như rất nhiều cửa hàng dịch vụ buôn bán lẻ. Ngoài ra Thị trấn có 2 chợ đó là chợ xóm Nghĩa có diện tích 3000m2 số ngày họp chợ là 30ngày/tháng, lượng rác thải phát sinh bình quân/tháng 10m3, còn chợ Vụ Bản có diện tích 2829m2, số ngày họp chợ 30 ngày/tháng, lượng rác thải 70m3.

Bảng 4.9. Thành phần các loại rác thải sinh hoạt qua điều tra

TT Thành phần của rác thải Đơn vị(%)

1 Rác hữu cơ (thức ăn, rau, củ, quả..) 57,1% 2 Sứ, Thủy tinh, Gốm 3,36%

3 Kim loại 0,53%

4 Giấy, carton, giẻ vụn 5,2% 5 Cao su, nhựa, nilon 23,46% 6 Các chất khác (đất đá gạch vụn..) 9,21%

7 Tổng 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa 3/ 2012)

Từ bảng 4.9 trên cho chúng ta biết được lượng rác thải nhiều nhất và phổ biến nhất là chất hữu cơ chiếm 57,1%, tiếp theo là thuỷ tinh, túi nilon, nhựa chiếm 23,46%,...,điều này cho thấy là chất hữu cơ được người dân trong thị trấn sử dụng rất nhiều trong ăn uống hàng ngày như rau xanh, các đồ ngọt, và thực phẩm khác...với lượng rác thải bình quân/người cao như vậy thì nó phản ánh nền kinh tế phát triển của thị trấn ngày càng tăng nhanh theo các năm.

4.2.3. Công tác quản lý môi trường của thị trấn Vụ Bản

Công tác quản lý môi trường ở thị trấn Vụ Bản được thực hiện tương đối tốt ở một số nơi của thị trấn như phố Thống Nhất, phố Hữu Nghị đây là 2 nơi được đánh giá là sạch sẽ nhất của thị trấn, nguyên nhân là do phố Thống Nhất không có đường quốc lộ chạy qua nhiều chỉ có một đoạn ngắn và phố Hữu Nghị chủ yếu tập trung các cơ quan nhà nước, nên rất sạch sẽ hơn các khu phố khác. Còn các khu phố khác có đường quốc lộ chạy qua nhiều hơn nữa là có nhiều các dịch vụ ăn uống bán hàng hóa nên rác thải ra nhiều hơn mà đặc biệt là hai khu phố đó là Xóm Nghĩa và phố Độc Lập có 2 chợ là chợ Nghĩa và chợ Vụ Bản nên công việc quản lý và thu gom rác rất khó khăn cho vẫn đề bảo vệ môi trường của thị trấn.

Trong đầu tư xây dựng, thị trấn tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ kinh phí để xây dựng bãi thải và cải tạo lại bãi thải. Từ năm 2007- 2010 huyện đã hỗ trợ kinh phí của sự nghiệp môi trường cho xây dựng, để xây dựng bãi thải thị trấn và cải tạo lại.

4.2.4. Đánh giá hiện trạng, thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản

- Hiện trạng thu gom, vận chuyển phân loại rác: Ở thị trấn Vụ Bản công việc thu gom rác chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và an toàn, phần lớn những công nhân thu gom rác thực hiện công việc này có ý thức chưa cao, các công cụ thu gom còn thô sơ không đảm bảo an toàn khi bưng bê rác từ nơi phát sinh đến xe chở rác như rác rơi vãi trong quá trình bưng bê và vẫn đề phân loại là chưa có, mà chỉ để các loại rác lẫn lộn các loại rác ở cùng một chỗ không có sự cách ly giữa các loại rác có những đặc tính khác nhau về lý hóa học, như vậy rất nguy hiểm cho sức khỏe của người công nhân, cũng như người xung quanh.

Lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn Vụ Bản được tiến hành thu gom, vận chuyển theo 2 giai đoạn sau:

+ Lượng rác thải sinh hoạt do các hộ dân và các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thải ra được thu gom bằng các công cụ của các công nhân thu gom, rác do các hộ dân hai ven đường cho vào túi hay bao tải, sau đó được vứt vào một vị trí trên vỉa hè hoặc rìa đường và cứ 2 ngày lại được các công nhân môi trường đến thu gom, sau đó đưa lên xe hay phương tiện thu gom rác khi xe đầy thì chở rác đến bãi rác.

Giai đoạn vận chuyển rác: Cũng không đảm bảo an toàn xe chở rác thì không có nắp đậy gây ra bốc mùi hôi thối ra ngoài không khí gây ra ô nhiễm không khí, đường đi vận chuyển rác thì rất khó khăn có nhiều ổ gà và đường

vào bãi rác thì nhỏ chỉ đủ một xe chạy qua nếu gặp xe khác thì phải mất nhiều thời gian và không có sự phân loại rác mà chỉ có một số hộ dân có nhà gần bãi rác đến nhặt những cái gì để tái chế hoặc đem bán lại, ngoài ra không có khu phân loại rác hay trạm trung chuyển rác.

Xử lý rác: Công việc xử lý rác thì chủ yếu là phương pháp đốt và chỉ chôn lấp một phần nhỏ. Mà phương pháp đốt không có biện pháp phụ để giảm lượng khói thải ra môi trường không khí.

Theo điều tra thực tế trung bình một hộ gia đình trong thị trấn có 4 người với lượng thải 2.5kg/hộ/ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn vụ bản huyện lạc sơn tỉnh hoà bình (Trang 32)