Chương IV PHỤTHUỘC HÀM VÀ CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ, CÁC THUẬ T TOÁN

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở dữ liệu (mã số giáo trình 2CD3) PHẦN 2 (Trang 39)

THIT K CƠ S D LIU QUAN H

Trong chương này chúng ta sẽ thảo luận về một số vấn đề lý thuyết đã được phát triển nhằm mục đích chọn được lược đồ quan hệ “tốt”, nghĩa là đo đạc một cách hình thức vì sao tập hợp các thuộc tính này nhóm vào trong các lược đồ quan hệ thì tốt hơn nhóm kia. Chúng ta có thể nói đến “tính tốt” của các lược đồ quan hệ ở hai mức: mức thứ nhất là mức lôgic, mức thứ hai là mức cài đặt. Mức thứ nhất liên quan đến việc các người sử dụng thể hiện các lược đồ quan hệ và ý nghĩa của các thuộc tính của chúng như thế nào. Mức thứ hai liên quan đến việc các bộ trong một quan hệ cơ sở được lưu trữ và cập nhật như thế nào.

Việc thiết kế cơ sở dữ liệu có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hai giải pháp: dưới lên (bottom-up) hoặc trên xuống (top-down). Phương pháp thiết kế dưới lên xem các mối liên kết cơ bản giữa các thuộc tính riêng rẽ như là điểm xuất phát và sử dụng chúng để xây dựng nên các quan hệ. Giải pháp này còn có tên gọi là

thiết kế bằng tổng hợp (design by synthesis). Ngược lại, phương pháp thiết kế trên

xuống, còn gọi là thiết kế bằng phân tích (design by analyse) bắt đầu từ một số các nhóm thuộc tính trong các quan hệ nhận được từ thiết kế quan niệm và các hoạt động chuyển đổi. Sau đó việc thiết kế bằng phân tích được áp dụng đối với các quan hệ một cách riêng rẽ và tập thể dẫn đến việc tách các quan hệ cho đến khi đạt được tính chất mong muốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở dữ liệu (mã số giáo trình 2CD3) PHẦN 2 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)