Hồng, ta càng thấy rõ hơn hiện thực cuộc sống đầy đen tối, bế tắc chứa đựng bao bất công và tội lỗi của xã hội thực dân phong kiến xưa - qua những số phận đớn đau, bất hạnh của những con người lao động nghèo khổ - đây chính là ý nghĩa tố cáo xã hội, phủ nhận xã hội rất cụ thể, sâu sắc của nhà văn Nguyên Hồng. Cũng trong quá trình tìm hiểu về Thế
giới nghệ thuật của ông, chúng ta càng thấu hiểu tấm lòng nhân đạo
cao cả của Nguyên Hồng đã dành cho những con người lao động nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật của nhà văn dù ở loại người nào, là loại đối tượng nào, thì trong những hoàn cảnh bi đát nhất, khốn cùng nhất, Nguyên Hồng vẫn luôn phát hiện, trân trọng và nâng niu từng chút ánh sáng le lói trong tâm hồn họ. Tác giả đã bày tỏ sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông và tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của người lao động; tin tưởng vào sức mạnh phản kháng tiềm tàng của họ đối với xã
hội đương thời (từ tự phát đến tự giác) - Đây chính là quan điểm rất tiến bộ của Nguyên Hồng so với những nhà văn khác, bởi tư tưởng nhân đạo của ông rất gần với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyên Hồng giai đoạn trước năm 1945luôn thể hiện khátvọng đổi mới xã hội, khát vọng khám phá về con người và cuộc đời, nhằm khẳng định những giá trị bền vững, đích thực của con người, của cuộc sống. Cùng với các nhà văn hiện thực khác, Nguyên Hồng đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỷ XX ở thể loại văn xuôi.