2.3.1. Hạn chế
Mặc dù mới thành lập năm 2001 nhưng trong công tác tín dụng tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả sau:
• Tốc độ tăng trưởng, dư nợ tín dụng khá vào đặc biệt vào những năm 2002 và đầu năm 2003.
• Mở rộng cho vay phù hợp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt nam, và định hướng phát triển của NHCT Việt nam.
Mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế, theo định hướng giảm dần cho vay DNNN, thực hiện cho vay với tất cả thành phần kinh tế và của toàn dân.
Mở rộng đầu tư chiều sâu góp phần thúc đẩy quá trình trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, là cơ sở quan trọng thực hiện CNH – HĐH đất nước.
Tuy nhiên hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong những năm qua còn nhiều tồn tại, hạn chế:
• Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh quá cao nhất là trong những năm
đầu khi thành lập. Chưa phù hợp với khả năng kiểm soát của Chi nhánh. Có thời điểm còn mang nặng tư tưởng chú trọng đến quy mô tín dụng mà chưa thực sự chú ý chất lượng và hồ sơ pháp lý tín dụng.
Đầu năm 2001 khi mới thành lập dư nợ tín dụng được chuyển từ Chi nhánh NHCT Ba Đình sang là 198.000 triệu đồng. Thời điểm 31/12/2001 là 664.235 triệu đồng, 31/12/2002 là 1168.200 triệu đồng. 31/12/2003 là 1206.111 triệu đồng. Còn những năm sau thì tốc độ đã giảm hơn so với trước, chứng tỏ chi nhánh đã chú ý hơn đến chất lượng của những khoản vay. 31/12/2004 tổng dư nợ cho vay đạt 1214.302 triệu đồng, 31/12/2005 là 1263.000 triệu đồng.
• Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý: Tuy trong những năm qua tình hình cho vay đối
với thành phần kinh tế có cải thiện, cho vay DNNN đã giảm và cho vay đối với DNNQD đã tăng lên đáng kể nhưng theo một số cơ cấu cho vay thì vẫn chưa hợp lý:
Tỷ trọng cho vay XDCB, công trình giao thông, khu vực tài chính yếu kém, nguồn vốn thanh toán chậm, khả năng thu hồi nợ khó khăn … chiếm tỷ trọng quá cao. Cụ thể tính đến thời điểm 30/06/2004 tỷ trọng cho vay XDCB, công trình giao thông chiếm tới gần 40% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo ở mức cao. Bên cạnh đó, nguy cơ dư nợ có bảo đảm, chất lượng, tính lỏng và giá trị thực của TSBĐ.
• Hiệu quả tín dụng không vững chắc, chất lượng tín dụng nói lên nhiều vấn đề lo ngại, nợ gia hạn, nợ quá hạn tăng.
Về dư nợ quá hạn vào 30/06/2004 là 48.947 tỷ đồng (tính tới thời điểm 31/12/2004: 73.8 tỷ đồng)
Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
DNNN: 16.151 tỷ đồng chiếm 33% dư nợ quá hạn toàn chi nhánh Trong đó cho vay XDCB, giao thông: 13.200 tỷ đồng
DNNQD 32.796 tỷ đồng chiếm 67% dư nợ quá hạn toàn chi nhánh. Trong đó cho vay lĩnh vực XDCB, giao thông: 2.900 triệu đồng. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay:
Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn: 29.683 tỷ đồng
Nợ quá hạn cho vay trung – dài hạn: 19.264 tỷ đồng. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian gia hạn;
NQH đến 180 ngày: 32.295 tỷ đồng chiếm 66% tổng dư nợ quá hạn Trong đó, NQH xây dựng cơ bản, giao thông: 13.200 triệu đồng NQH đến 180 ngày đến 360 ngày: 11.370 tỷ đồng chiếm 24%
Trong đó, cho vay XDCB, giao thông 13.200 tỷ đồng
NQH trên 360 ngày (nợ khó đòi) 5.001 tỷ đồng chiếm 10% tỷ trọng
Nợ gia hạn đến thời điểm 30/06/2004 là 157.000 triệu đồng. Đặc biệt nhiều món vay gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn dài, có doanh nghiệp gia hạn 100% dư nợ, thời hạn cho vay và thời gian gia hạn tới 24 tháng.
Nợ quá hạn phát sinh lắm, chủ yếu các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, thi công các công trình giao thông.
Những doanh nghiệp ngoài quốc doanh xin cấp tín dụng trung – dài hạn tại NHCT Chi nhánh Cầu Giấy có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng và giao thông. Cụ thể trong năm 2005:
Công ty cổ phần Xây dựng 118 Công ty TNHH Bắc Sơn
Công ty TNHH Chi Phương hoạt động về lĩnh vực giao thông. Công ty cổ phân sản xuất và thương mại VIGLACERA
Công ty tư vấn và thiết kế mỏ
Công ty cổ phần và đầu tư dự án phát triển đô thị.
Những Công ty thuộc ngành xây dựng và giao thông có đặc điểm là chủ yếu đầu tư và vốn cố định, vòng quay thu hồi vốn chậm, thông thường tiến trình nhiều dự án thường phụ thuộc nhiều yếu tố nên hầu hết dự án được thực hiện chậm hơn so với kế hoạch. Do đó nhiều công ty thường xin Ngân hàng gia hạn, hoặc thậm chí quá hạn mà chưa trả được nợ do đó gây khó khăn cho Ngân hàng. Trong năm 2004 Công ty Bắc Sơn phát sinh nợ khó đòi là 20 tỷ đồng, Công ty Xây lắp Điện nước số 3: 3,1 tỷ đồng … Nợ gia hạn của chi nhánh 108 tỷ đồng, năm 2005 nợ được cơ cấu lại của là 105.8 tỷ đồng trong đó chủ yếu thuộc những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Tỷ lệ nợ gia hạn của chi nhánh còn ở mức cao.
Trong năm 2005 tại chi nhánh, Tổng Công ty Điện lực Việt nam (Dự án điện Phú Mỹ) xin gia hạn thời gian rút vốn 2.8 triệu USD tương đương với 44.38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số dự án trung – dài hạn của những công ty hoạt động không hiệu quả như công ty Cầu 12, Công ty cổ phần Giao thông 118, Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long … gây rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.
Đến thời điểm 30/06/2004 tổng dư nợ quá hạn: cho vay 48.767 tỷ đồng, trong đó nợ gia hạn thuộc các đơn vị XDCB, thi công các công trình giao thông là 161 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33% tổng nợ quá hạn.