Nội dung giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai (Trang 28)

Nội dung của hợp đồng là kết quả của quá trình đàm phán giữa hai bên với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng đại lý thường bao gồm các vấn đề sau:

+ Tên hàng hóa: Gồm các loại thiết bị và phụ tùng ô tô mà Công ty giao cho bên đại lý.

+ Chất lượng hàng hóa: Trong hợp đồng Công ty luôn ghi rõ phẩm chất, các thông số kỹ thuật, kích thước, mẫu mã,…

+ Số lượng, chủng loại: Số lượng, chủng loại hàng hóa luôn được ghi rõ ràng, chính xác theo sự thỏa thuận của hai bên và tính theo đơn vị hợp pháp của Nhà nước với từng mặt hàng như chiếc, bộ,…

+ Giao nhận hàng hóa : Hàng hoá trên được bán theo nhu cầu đăng ký bằng văn bản (đơn đặt hàng) của đại lý tại kho của Công ty trên phương tiện của đại lý. Khi nhận hàng đại lý có trách nhiệm kiểm tra số lượng, chất lượng. Nếu có sai sót thì phải thông báo ngay cho Công ty.

+ Giá cả: Giá Công ty giao cho đại lý căn cứ theo bảng giá bán buôn cho các đại lý ở tường thời điểm. Tỷ lệ chiết khấu được tính 5% theo quy định của Công ty.

+ Thanh toán: Đại lý có trách nhiệm thanh toán cho Công ty bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản hoặc bù trừ công nợ (nếu có) theo hoá đơn (bao gồm cả VAT) của Công ty xuất cho đại lý theo nguyên tắc chung là: “Nhận hàng đến đâu thanh toán ngay đến đó”.

+ Trách nhiệm của mỗi bên: Các bên thỏa thuận trách nhiệm của mình tuân theo quy định của Luật thương mại 2005 về quyền hạn và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý.

+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Tùy vào điều kiện các đại lý mà Công ty ký kết thời hạn đại lý là khác nhau. Nhưng thông thường Công ty ký kết với các đại lý là 1 năm.

+ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ gây ra, các bên thỏa thuận các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng như: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh.

+ Cách thức lập hợp đồng phụ: Hiện nay phụ lục hợp đồng được coi là một phần rất quan trọng của hợp đồng. Thông thường phụ lục hợp đồng chỉnh về giá cả khi có sự thay đổi từ phía Công ty, hay số lượng hàng của đại lý lấy. Khi đó hai bên sẽ đứng ra lập phụ lục hợp đồng.

+ Giải quyết tranh chấp: Hai bên chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và chủ động giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới Toà án kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Chi phi điều tra, xác minh, lệ phí do bên có lỗi chịu.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w