hội tỉnh Nghệ An
2.1.3.1. Mô hình tổ chức
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH TỈNH NGHỆ AN
PHÒNG GIAO DỊCH
NHCSXH HUYỆN, THỊ XÃ NHCSXH HUYỆN, THỊ XÃ BAN ĐẠI DIỆN HĐQT
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƢỜNG BAN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, PHƢỜNG
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN PHÒNG TIN HỌC BAN GIÁM ĐỐC P. HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC P. KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P. KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHCSXH
a. Bộ phận quản trị
Ban đại diện HĐQT- NHCSXH toàn tỉnh có 213 ngƣời; trong đó: Ban đại diện HĐQT- NHCSXH tỉnh có 13 ngƣời và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố có 200 ngƣời.
Ban đại diện HĐQT tỉnh 13 ngƣời, gồm các đại diện: Trƣởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh; 01 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc); 11 thành viên gồm: Trƣởng Ban Dân tộc; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội Phụ Nữ; Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tƣ; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh…
Ban đại diện HĐQT- NHCSXH cấp huyện có 10 ngƣời, gồm các đại diện: Trƣởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 09 thành viên là Chánh Văn phòng UBND, Trƣởng hoặc Phó phòng Tài chính, Phòng Nội vụ Lao động - Thƣơng binh xã hội, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Bí thƣ Đoàn Thanh Niên, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH thƣ ký Ban đại diện.
b. Bộ phận điều hành tác nghiệp
Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An đến cuối năm 2013 có 258 ngƣời; trong đó, tại Văn phòng NHCSXH tỉnh có 36 ngƣời, ở phòng giao dịch huyện, thị xã có 222 ngƣời, bình quân mỗi phòng giao dịch 11 ngƣời.
- Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 04 ngƣời: Giám đốc, 03 Phó Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế toán, ngân quỹ; phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng; phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ; phòng Hành chính tổ chức; phòng tin học.
- Tại cấp huyện có 20 phòng giao dịch (17 phòng giao dịch huyện và thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai).
Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tƣợng vay vốn, hiện nay chi nhánh có 389 điểm giao dịch tại xã, phƣờng và 6.688 tổ vay vốn tại các thôn, bản. NHCSXH đã thực hiện phƣơng thức uỷ thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị xã hội: HND, HCCB, HPN, ĐTN, đã sử dụng đƣợc bộ máy hàng vạn ngƣời của tổ chức này trong việc thực hiện tín dụng ƣu đãi.
2.1.3.2. Hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An
NHCSXH tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã triển khai và hoàn thành tốt các hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng, kế toán ngân quỹ, kiểm tra kiểm toán nội bộ, hành chính tổ chức, tin học… Trong luận văn này tôi xin đi sâu phân tích về hoạt động tín dụng.
Sau 10 năm tổ chức thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ- CP của Chính phủ về tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc Ngân hàng CSXH Việt Nam giao.
Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2013 tổng nguồn vốn đạt 6.258 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 39%; trong đó, nguồn vốn TW chiếm 96,3%; nguồn vốn ngân sách địa phƣơng chiếm 2,9%.
Hoạt động tín dụng đƣợc đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín dụng đã có sự tăng trƣởng cao, từ 3 chƣơng trình nhận bàn
giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2013 NHCSXH tỉnh Nghệ An đã thực hiện 12 chƣơng trình tín dụng: Chƣơng trình cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; cho vay hộ SXKD vùng khó khăn; cho vay Thƣơng nhân tại vùng khó khăn; cho vay hộ nghèo làm nhà ở, cho vay hộ cận nghèo; cho vay dự án phát triển lâm nghiệp, cho vay hộ nghèo xây chòi tránh lũ. Đối tƣợng thu hƣởng chính sách đa dạng hơn; khối lƣợng tín dụng hàng năm tăng trƣởng cao. Tổng dƣ nợ đến 31/12/2013 đạt 6.024 tỷ đồng, tăng 5.329 tỷ đồng, gấp 15,4 lần so năm 2003, trên 320.000 lƣợt hộ nghèo và đối tƣợng chính sách có quan hệ vay vốn ở tất các vùng trong tỉnh; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 80% trong tổng dƣ nợ của chi nhánh.
2.1.3.3. Cơ chế cho vay
NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN), đối với chƣơng trình cho vay hộ nghèo, cho vay nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu sốđặc biệt khó khăn, hiện nay uỷ thác cho vay cả chƣơng trình xuất khẩu lao động. Việc bình xét đối tƣợng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do Ban quản lý tổ TK&VV và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân cho vay một lần, thu lãi hàng tháng (do sự thỏa thuận giữa hộ vay với ngân hàng); số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung hạn).
2.2 Khái quát về tín dụng Ngân hàng CSXH và vai trò của tín dụng Ngân hàng CSXH tại các huyện 30a
2.2.1 Bối cảnh ra đời tín dụng Ngân hàng CSXH tại các huyện 30a
Xóa đói giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cƣ. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trƣởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chƣa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ chƣa đƣợc thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18 tháng 11 năm 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% (sau đây gọi tắt là Chƣơng trình hỗ trợ các huyện nghèo - Chƣơng trình 30A) – Nghị quyết 30a. Tại tỉnh Nghệ An có 3 huyện là Tƣơng Dƣơng, Quế Phong và Kỳ Sơn.
2.2.2 Mục tiêu tín dụng đối với hộ nghèo ở các huyện 30a
Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phƣơng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lƣơng thực cho ngƣời dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bƣớc đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bƣớc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cƣờng nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tạo bƣớc đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bƣớc chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2015.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cƣờng năng lực cho ngƣời dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc đầu tƣ, từng bƣớc phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bƣớc đầu phát triển sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, ngƣời dân tiếp cận đƣợc các dịch vụ sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dƣới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cƣ ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so với hiện nay. Lao động
nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trƣớc hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tƣới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tƣới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đƣờng ô tô tới các thôn, bản đã đƣợc quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cƣ; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập; chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng CSXH tại các huyện 30a
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để ngƣời nghèo vƣợt khỏi ngƣỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều ngƣời rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo đƣợc cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhƣng nguy cơ nghèo đói vẫn thƣờng xuyên đe doạ họ. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tƣ duy làm ăn, bảo thủ với phƣơng thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo.Khi giải quyết đƣợc vốn cho ngƣời nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
2.2.3.1 Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Ngƣời nghèo đói do nhiều nguyên nhân, nhƣ: Già, yếu, ốm dau, không có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lƣời lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do không đƣợc đầu tƣ, do thiếu vốn...trong thực tế ở
nông thôn Việt Nam bản chất của những ngƣời nông dân là tiết kiệm cần cù, nhƣng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh.Vì vây, vốn đói với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vƣợt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của ngƣời nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tƣ, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
2.2.3.2 Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao.
Những ngƣời nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những ngƣời chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay ngƣời nghèo với số lƣợng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trƣờng hoạt động.
Cung ứng vốn cho ngƣời nghèo theo chƣơng trình, với mục tiêu đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những ngƣời vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm nhƣ thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm đƣợc điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông ngƣời nghèo đói tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trƣờng làm cho họ tiếp cận đƣợc với kinh tế thị trƣờng một cách trực tiếp.
2.2.3.3 Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Cung ứng vốn cho ngƣời nghèo theo chƣơng trình, với mục tiêu đầu tƣ cho SXKD để XĐGN; sau một thời gian thu hồi cả gốc và lãi đã buộc ngƣời vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm nhƣ thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời trả nợ cho ngân hàng. Để làm đƣợc điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý. Từđó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹđƣợc kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi sốđông ngƣời nghèo sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trƣờng, làm cho họ tiếp cận đƣợc kinh tế thị trƣờng một cách trực tiếp. Đồng thời giải quyết tình trạng không có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Nhƣ chúng ta đã biết diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời hiện nay ở các vùng nông thôn của đất nƣớc quá thấp (do quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp). Trong khi đó, số lao động nông thôn ngày càng tăng (một phần do sinh đẻ không có kế hoạch), sản xuất thuần nông (không có ngành nghề phụ) nên thời gian nông nhàn của ngƣời nghèo lớn (thời gian làm việc của một lao động trong một năm chỉ khoảng 100 ngày, còn 265 ngày không có việc làm). Tình trạng không có việc làm diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn. Thông qua vốn tín dụng cho ngƣời nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghềở nông thôn, nhƣ: Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất vàđời sống cũng nhƣ thủ công mỹ nghệ,