Nhóm DÒNG CHỮ

Một phần của tài liệu tìm hiểu Các nhà thơ hiện đại (Trang 52)

Dần dần người ta biết nhiều hơn tới những cái tên Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường… với tư cách là những nhà thơ tiên phong đổi mới trong nền thơ hiện đại Việt Nam cùng sự rũ bỏ những định kiến xã hội, chính trị, định kiến nghệ thuật nhiều khi quá bất công và tệ bạc đối với những thi sĩ này. Những đóng góp tư tưởng, nghệ thuật của họ dần được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và vô tư khoa học hơn. Họ, những người thuộc một khuynh hướng thơ mới mà họ tự gọi mình là nhóm ‘Dòng Chữ” (trong đối lập với Dòng Nghĩa) đã sáng tạo, sáng tạo trong miệt mài, táo bạo không ngừng. Lê Đạt, tuy không phải “thủ lĩnh trong bóng tối” như thi hữu Trần Dần của mình, nhưng ông là một thi sĩ đúng nghĩa trong sáng tạo đổi mới không ngừng từ (nhờ, hay bị?) những oan khuất của đời thơ, đời sống cá nhân. Hãy cùng xem xét một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Lê Đạt, bài thơ Bóng chữ

Chia xa rồi anh mới thấy em Như một thời thơ thiếu nhỏ Em về trắng đầy cong khung nhớ Mưa mấy mùa

mây mấy độ thu

Vườn thức một mùi hoa đi vắng Em ở đây mà em ở đâu

Chiều Âu Lâu

bóng chữ động chân cầu.

Tên bài thơ đồng thời là tên của tập thơ đầu tiên mà thi sĩ tái xuất sau bao năm im lặng trong bóng tối của sự cô đơn, lạnh lẽo, đầy những suy tư về cuộc đời, đặt biệt là về thơ, về nghệ thuật. Về cơ bản, quan niệm thơ, làm thơ của Lê Đạt cũng như nhóm Dòng Chữ nói chung là có tinh thần trong ý của nhà thơ Mallarme “người ta không làm thơ bằng những tư tưởng mà bằng chữ”. Thơ là nghệ thuật ngôn từ, sử dụng ngôn từ làm chất liệu để thực hiện. Cụ thể là những Chữ. Nhưng, người ta đã quá quen nên vô tình hay cố tình quên đi bản thân hiện tồn của Chữ, chỉ quan tâm tâm tới nghĩa mà Chữ tạo ra. Chữ bị coi đơn thuần là kí hiệu khô cứng, không phải có một bản chất tự tại. Lê Đạt và Dòng Chữ, trong im lặng đã hối thúc khẩn thiết đòi hỏi trả lại cho Chữ vị trí trung tâm xứng đáng. Làm thơ là làm chữ, là trò chơi ngôn từ với tất cả ý nghĩa của từ trò chơi một cách nghiêm túc và thực thụ. Ý đẹp, tứ lạ, lời hay… tất cả hãy xem xét sau cách tạo Chữ, tạo từ độc đáo. Định hướng để đọc bài thơ Bóng Chữ chính là nhan đề bài thơ. Chủ đề bài thơ là về Bóng Chữ, tất cả xoay quanh Bóng Chữ. Nhưng bóng chữ

là gì, hãy để câu trả lời tới cuối, khi đã thâm nhập với tư cách một bạn đọc sáng tạo vào bài thơ.

Chia xa rồi anh mới thấy em

Anh- em- chia xa, nghĩa bề mặt cho ta thấy đây là một cuộc chia ly giữa hai nhân vật anh- em, một cuộc tình dang dở, không hoàn thành. “Chia xa rồi” thốt lên đầy ngỡ ngàng, tiếc nuối, và đau xót. Một cuộc tình nam nữ tan vỡ? “mới thấy” em sau khi chia xa, tức là mất em rồi anh mới nhận ra vẻ đẹp, nhận ra giá trị, sự cần thiết của em đối với anh. Nhưng tất cả đã lìa xa và muộn màng.

Như một thời thơ thiếu nhỏ

Cấu trúc dang dở, lửng lơ của câu khuyết chủ ngữ này khiến ta nghĩ “em” của câu thơ trên chính là chủ thể của so sánh này, đây là thủ pháp thơ vắt dòng, cũng không còn quá mới lạ với thơ Việt. Nhưng cái lạ, cái làm người đọc khúc mắc, trăn trở của câu thơ chính là cụm “thơ thiếu nhỏ”. Hiểu theo cách nào đây? Có phải một sự rút gọn và ghép chữ từ các từ tuổi thơ, thiếu niên, nhỏ dại, nhỏ bé? Tất cả đều hướng tới một trạng thái tinh khôi ban đầu, chưa phát triển hoàn thành. Và hai câu thơ có nghĩa là khi chia xa, người con trai mới nhận thấy rằng “em” ngây thơ, hồn nhiên như một thưở ban đầu trong trắng, bé dại thiên thần. Nhưng một từ, dù đơn thuần từ điển cũng đâu chỉ có một nghĩa duy nhất? Thơ ở đây phải chăng còn là thơ ca, là nghệ thuật; thiếu là thiếu thốn, một sự chưa tròn đầy, chưa viên mãn, chưa đủ độ chín; và nhỏ phải chăng là nhỏ nhoi, là không đáng kể? Không phủ bỏ cách hiểu chữ như vậy. Và câu thơ, trong mối liên hệ với chủ đề Bóng Chữ có thể được diễn dịch ra nghĩa “một thời mà thơ còn thiếu thốn sáng tạo, còn nhỏ nhoi, chưa có đủ độ chín, đủ tầm giá trị”. Và em ở đây như vậy sẽ là Chữ. Chia xa chữ, chia cách thơ, vì những lý do khách quan hay chủ quan, dù muốn hay bị cưỡng bách, cũng tạo thời gian và khoảng cách cho nhà thơ nhìn nhận lại thi trình của mình, những điều còn chưa làm được. Và cũng từ đó mà day dứt khi trót nặng tình mang nghiệp, khi yêu chữ mà không thấy hết được vẻ đẹp của chữ, không làm được gì mới cho Chữ, cũng day dứt như trong một cuộc tình tan vỡ, chàng trai hối tiếc vì đã để em đi mất mới thấy giá trị, sự cần thiết của em. Dù hiểu như thế nào, tâm trạng nhân vật trữ tình ở đây cũng đầy day dứt, hối tiếc, tự vấn và ngậm ngùi. Ta hiểu theo những cách như vậy bởi ở đây Chữ được cấu trúc hòa âm, bồi âm. Chữ này nghĩa này gọi nghĩa kia, làm sáng tỏ nhau mà cũng làm mờ nhau. (cụm nói ghép thơ thiếu nhỏ khiến ta nhớ lại cụm dịch vị chữ theo cách chia cắt trong câu “Mimôza khép cánh chiều mi môi xa”- cả hai đều là một sự chơi chữ tinh tế).

Cái khúc mắc, chấp chới nhất của bài thơ nằm chính ở câu thứ ba Em về trắng đầy cong khung nhớ

Khúc mắc, chấp chới bởi đầu tiên ta không biết ngắt nhịp như thế nào cho phải, và bởi mỗi cách ngắt nhịp khác nhau lại tạo ra những ý nghĩa, những cách hiểu không giống nhau. Và bởi nữa là những con chữ không có một nghĩa cố định định danh, ta phân vân không biết chọn nghĩa nào cho phù hợp, cho tương xứng. Không ngoa khi nói ta đang rơi vào trận đồ Chữ. 2/2/3; 3/4; 1/2/2/2; 2/1/1/1/2; 4/3; 3/2/2;… vô vàn cách ngăt nhịp khả dĩ tùy thuộc mỗi người đọc. Và do vậy cũng vô vàn nghĩa. Thử đơn cử. Em về/ trắng/ đầy/ cong/ khung nhớ: em trở về với làn da trắng, với thân thể đầy đặn, căng tràn, với những đường cong gợi cảm trong nỗi nhớ được đóng khung kỉ niệm của anh. Em về/ trắng đầy/ cong khung nhớ: em trở về với sự tinh khôi, thanh tân tràn đầy, ngấp lối làm nỗi nhớ của anh căng tràn, làm cong cả cái khung đóng định nỗi nhớ không còn chứa nổi (khung nhớ cũng là một sáng tạo, một cách nghĩ độc đáo). Hay em là Chữ và Chữ trở về làm những khoảng trắng cũng phải cong lên mở rộng ra trên khung trang giấy?… Trí độc giả tha hồ cho những giả thiết, những tưởng tượng, những phưu lưu trong sắp đặt nhịp, sắp đặt nghĩa, tất cả cũng từ những con Chữ tưởng như bình

thường. Câu thơ đã phá vỡ cấu trúc ngữ pháp khô cứng thông thường. Ngữ pháp là hình thức hóa, sơ đồ hóa từ ngôn ngữ sinh động vô vàn cụ thể, và tiếc thay trong thơ nhiều khi nó khô cứng hóa, khuôn khổ hóa từ ngữ, làm từ làm Chữ trở thành bị ngục tù trong khuôn khổ chật hẹp ấy. Lê Đạt tháo tung, xáo trộn cái ngữ pháp ấy đi. Các Chữ trong một câu không còn quá phụ thuộc vào nhau, không còn bị quy định bởi nhau để cùng hướng tới một nghĩa nhất định đơn thuần truyền tin nữa. Mỗi Chữ ở đây như một sinh thể chữ tồn tại trong câu mà không mất đi tính độc lập của mình. Các quan hệ ngữ pháp lỏng lẻo mờ nhòa tạo điều kiện cho những liên kết tưởng như vô hình mà rất phong phú và phức tạp nảy sinh từ các chữ, tạo ra những liên kết, những cấu tạo, những cách hiểu khác nhau.

Mây mấy mùa mưa mấy độ thu

Chưa cần biết câu thơ nói gì nhưng ấn tượng đầu tiên của chúng ta được gây ra bởi sự lặp phụ âm đầu m của 5/7 Chữ trong câu thơ. Một cảm giác mênh mang, mở rộng, miên man, mơ màng. Ngữ âm không đơn thuần ngữ âm mà nó còn hàm chứa ngữ nghĩa. Lặp cấu trúc … mấy… cũng tạo ra một tâm trạng băn khoăn, thắc mắc của chủ thể. Để ý một chút ta sẽ thấy hai cụm từ “mây mưa” và “mùa thu” bị tách chặt ra, đặt ở những đầu mút của hai câu thơ, như có sự liên tưởng tới tình

trạng cách xa, cách chia của anh và em. Nhưng nữa, mây mưa là một điển cố, nhắc tới quan hệ nam nữ, và như thế thì nó thể hiện nhục cảm trong hồi ứng với câu thơ “em về trắng đầy cong khung nhớ” đầy những hình ảnh thân thể gợi cảm của người con gái.

Vườn thức một mùi hoa đi vắng

Mùi hoa đi vắng đã hay rồi nhưng “thức” còn hay vì đa nghĩa hơn nhiều. Một mùi hoa đã đi vắng, đã ra đi, đã phai tàn nhưng khu vườn vẫn vương vấn, vẫn thoảng thoảng, vẫn làm thức dậy trong tâm tưởng mùi hương ấy. Hay khu vườn thao thức, thổn thức vì nhớ, vì sự đi vắng của mùi hương. Hay khu vườn thức trằn trọc không ngủ được khi thiếu vắng một mùi hương. Tất cả vẫn là một nỗi niềm hẫng hụt, hoang vắng, thổn thức của khu vườn khi thiếu một mùi hoa; ứng chiếu với anh và em trong mối tình. Và nữa là trăn trở của thi sĩ khi Chữ xa rời.

Em ở đây mà em ở đâu

Câu thơ bình thường như những câu thơ đơn giản khác. Không chơi chữ cầu kì. Nhưng nó vẫn là băn khoăn, là ú ớ một câu hỏi về vị trí của “em”: ở đây hay ở đâu? ở chốn này hay chốn khác?… không thể xác định được vị trí của em, của thơ, của Chữ, bởi tất cả đã mờ nhòa như những cái bóng.

Chiều Âu Lâu bóng chữ động chân cầu

Âu, Lâu, cầu, với đâu trong câu thơ trên; sự điệp lại của vần âu đã tạo ra nơi người đọc một cảm giác khó gọi tên. Những Chữ có vần âu cứ ngân lên như những tiếng chuông trong đầu ta. Ta quên đi những ngữ nghĩa cầu kì mà trở về với ngay ngữ âm sơ khởi. Giống như Rimbaud muốn tô màu cho mỗi nguyên âm, Lê Đạt cũng muốn làm mới, làm tươi trẻ, hồi sinh lại con Chữ bằng cách trả nó về hình thức, sự khơi gợi, ám ảnh ngữ âm ban đầu của nó. Những âm thanh phát ra đã chứa đựng trong nó biết bao nhiêu điều thú vị và thiêng liêng. Mỗi con âm con Chữ đều có một sinh mệnh, một lịch sử của riêng mình. Thơ đầu tiên cũng khởi phát từ những ám ảnh ngữ âm sơ khởi, nguyên vẹn ban đầu ấy chăng?

Chân cầu là cầu trên bến Âu Lâu mà cũng có thể hiểu là “ước muốn chân thành”, hay theo lối nói miền Bắc là “câu trần”: những câu nói trần gian, thế tục. Đó

không phải là suy diễn. Đó hoàn toàn là những gì có thể bất chợt đến trong đầu ta khi ngữ âm vang lên, vừa quen, vừa lạ, vừa có nghĩa cụ thể lại vừa lấp lửng, mờ nhòe, đan cài, quyện chặt vào nhau.

Câu cuối cùng lại xuất hiện hình ảnh bóng Chữ. Sao lại là bóng Chữ? Chữ theo Lê Đạt gồm có phần âm (son) và phần nghĩa (sense). Riêng phần nghĩa thì trước nay chúng ta quen dùng nghĩa tự vị, tức nghĩa từ điển, cố định hóa, đã trở thành kí

hiệu đơn thuần khô cứng không còn khả năng khơi gợi. Đó chỉ là những xác chữ trong nghĩa địa ngôn từ. Chữ là một thực thể, có phần hiển thị rõ ràng và có phần mờ khuất (bóng). Làm nhà thơ, sáng tạo thơ, sáng tạo chữ chính là ở chỗ phát hiện, khơi gợi những phần bóng nghĩa mờ ảo ấy của chữ. Phần bóng bao giờ cũng lung linh, chập chờn, đầy khơi gợi và tiềm năng. Những cái bóng nhập nhòe ấy khó nắm bắt cụ thể nên ta cứ đến với Chữ với thơ bằng tâm thế hồn nhiên của một độc giả trẻ thơ, khi mà đứng trước ngôn ngữ vẫn như còn đứng trước một thế giới thần tiên diệu kì. Bóng Chữ xuất hiện khi chiếu rọi một luồng ánh sáng vào nó. Và luồng sáng ở đây chính là kinh nghiệm, tri nhận, vốn sống, vốn hiểu biết, mĩ cảm của mỗi người. Chiếu sáng là phát hiện ra vùng tối mới, và khi luồng sáng kinh nghiệm cá nhân ấy soi vào Chữ thì những bóng Chữ xuất hiện. Bao nhiêu luồng sáng sẽ có bấy nhiêu bóng Chữ, không giống nhau. Như vậy thì với một vần, câu, bài thơ, một tác phẩm nghệ thuật nói chung, thì có bao nhiêu độc giả thì sẽ có bấy nhiêu tác phẩm được đồng sáng tạo với tác giả trong tiếp nhận chủ động của độc giả. Một quan niệm dân chủ và tiến bộ về tác phẩm và tiếp nhận của độc giả của nhà thơ.

“A rose is a rose is a rose is a rose” (Gertrud Stein). Và tôi nghĩ Lê Đạt cũng sẽ nói “Thơ là thơ là thơ là thơ” khi ông và những bạn bè của mình muốn thơ trở về đúng nghĩa là thơ, là nghệ thuật, là cái đẹp thẩm mĩ, khước từ mọi quy kết xã hội, chính trị, cách mạng… Thơ phải là một thế giới tự trị của ngôn ngữ. Một trò chơi ngôn ngữ đơn thuần của tư duy ngôn ngữ. Không phải chơi bời mà là trò chơi với tất cả tính nghiêm túc của nó. Với Lê Đạt, ông chơi các con chữ, cắt dán, lắp ghép, kết hợp, trả lại tính độc lập cho Chữ, trả lại tính dân chủ bình đẳng cho Chữ. Trò chơi có luật chơi, tác giả đã quy ước và ta phải chấp nhận luật khi bước vào thế giới trò chơi ấy. Đổi lại ta được sống trong một thế giới khác, hoàn toàn tinh khôi mới lạ và ngỡ ngàng khi được trở về cội nguồn xa xăm của Chữ, của thơ, vô tư không vị lợi. Con người vẫn luôn cần phải biết ngỡ ngàng, biết tưởng tượng, biết chơi. Cuộc sống không thể mãi khô khan nghèo nàn.

Thơ Lê Đạt cũng như các nhà thơ Dòng Chữ đã tạo ra môi trường, cơ hội cho ngôn ngữ, cho tư duy của chúng ta bước vào một địa hạt quen mà lạ, gần gũi mà tưởng chừng đã cách xa không thể có lại được. “Đầu tiên là Lời”, Chúa đã nói như vậy, và các nhà thơ Dòng Chữ cũng như muốn nói “Thơ đầu tiên là Chữ”.

Ba khuynh hướng vận động của thơ VN đương đại

Văn học đương đại là một thực thể chưa hoàn thành. Điều đó lý giải cho sự dang dở của bất kỳ mô tả nào. Mặt khác, khi nhìn về một đối tượng như thơ Việt Nam

sau 1975, tính đa dạng, phong phú của đối tượng, sự nở rộ của sáng tác đã khiến cho cái nhìn mang tính chủ quan xuất phát từ khả năng bao quát của tác giả[1]. Điểm lại những sáng tác thơ từ đổi mới đến nay, với những tên tuổi tác giả và tác phẩm như: Nguyễn Đức Mậu (Hoa đỏ nguồn sông - 1987), Nguyễn Duy (Mẹ và em, Đãi cát tìm vàng - 1987, Đường xa - 1989, Quà tặng - 1990, Bụi - 1997), Dư Thị Hoàn (Lối nhỏ - 1988), Dương Tường (36 bài tình - 1989, in chung với Lê Đạt; Đàn - thơ ngoài lời - 2003, Mea culpa và những bài khác - 2005), Hoàng Hưng (Ngựa biển - 1989, Người đi tìm mặt - 1993), Lê Đạt (Bóng chữ - 1994), Nguyễn Trọng Tạo (Sóng thủy tinh - 1988, Gửi người không quen - 1989), Phạm Thị Ngọc Liên (Những vầng trăng chỉ mọc một mình - 1989, Biển đã mất - 1990), Xuân Quỳnh (Hoa cỏ may - 1989), Đoàn Thị Lam Luyến (Lỡ một thì con gái - 1989), Trương Nam Hương (Khúc hát người xa xứ - 1990), Đặng Đình Hưng (Bến lạ - 1991, Ô mai - 1993), Phùng Khắc Bắc (Một chấm xanh - 1991), Nguyễn Quang Thiều (Ngôi nhà mười bảy tuổi - 1990, Sự mất ngủ của lửa - 1992, Những người đàn bà gánh nước sông - 1995), Thanh Thảo (Những khối vuông rubic - 1985, Từ một đến trăm -

Một phần của tài liệu tìm hiểu Các nhà thơ hiện đại (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w