Đặc điểm lạ hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

Một phần của tài liệu tìm hiểu Các nhà thơ hiện đại (Trang 28)

hóa ứng xử của người Quan họ, tích hợp vào trong thơ trữ tình như một sự di truyền những đặc điểm tâm lý tộc người. Cuối cùng, nếu cơ chế của khoa học là thích đi trên con đường thẳng băng, ưa sự tường minh, khúc chiết, rạch ròi thì nghệ thuật lại quan tâm đến những giây phút trì hoãn, quanh co ngập ngừng, thích đi trên một con đường vòng vèo ngoắt nghéo không mấy thuận chiều, đồng thời tự tiết chế, kìm nén để thăng hoa và thỏa mãn trong niềm vui, sự khoái cảm thẩm mĩ.

Tóm lại, Hoàng Cầm đã sáng tạo ra một di sản tinh thần trên cơ sở tích hợp nhiều giá trị văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ông đã đưa được những cung bậc tình cảm, những nét văn hóa ứng xử của người Việt vào trong thơ mình. Do vậy, nó vẫn có sức sống bền bỉ. Và chính mối liên hệ qua lại giữa văn học và văn hoá đã giúp chúng tôi nhận diện các giá trị tư tưởng thẩm mĩ, nghệ thuật của người nghệ sĩ thêm sáng rõ.

Đặc điểm lạ hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật thơ Hoàng Cầm Cầm

Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương, là cái vỏ vật chất của tư duy, là hệ thống ký hiệu biểu đạt tư tưởng. Ngôn ngữ là sự hiện thực hoá của tư tưởng. Nhà thơ Hoàng Cầm

Nhà văn khi sáng tạo nên tác phẩm, bên cạnh việc sáng tạo ra hệ thống nhân vật, hệ thống hình tượng, thế giới nghệ thuật... thì cũng đồng thời sáng tạo hệ thống lời văn, lời thơ.

Như vậy, sáng tạo văn chương cũng đồng thời là quá trình sáng tạo ra một hệ thống ngôn ngữ. Nghiên cứu tư duy nghệ thuật của một nhà văn, nhà thơ chính là nghiên cứu xem nhà thơ đó tư duy như thế nào trên chất liệu ngôn ngữ.

Lâu nay, nhiều cuốn sách lý luận và từ điển văn học của ta vẫn cho rằng khái niệm “hiệu ứng lạ hoá” là do nhà soạn kịch người Đức Bertolt Brecht (1898-1956) đưa ra, và người ta đồng nhất khái niệm của Brecht với khái niệm “lạ hoá” do nhà lý luận hình thức chủ nghĩa người Nga Viktor Shklovski [hay Shklovsky] đề xướng từ 1917. Ví dụ cuốn Từ điển văn học (bộ mới) (1) (với mục từ “Lạ hoá” do Lại Nguyên Ân biên soạn); hay cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (2) . Trong sáng tác văn học, nhà văn sử dụng thủ pháp “lạ hoá” chính là để khơi dậy những cảm xúc mới lạ của người đọc, không để cho họ bị chi phối bởi các thói quen và định kiến vô thức có sẵn về đối tượng nhận thức tính thẩm mỹ. Dưới góc độ ngôn ngữ học, Lạ hoá là “toàn bộ những thủ pháp (nghịch dị, nghịch lý…) được dùng trong nghệ thuật một cách có chủ đích, nhằm đạt tới một hiệu quả nghệ thuật, theo đó, hiện tượng được miêu tả không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên, bình thường, mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, khác lạ” (3).

Là một thành tố văn học, ngôn ngữ văn chương đã tồn tại như một phương tiện bảo tồn gìn giữ và sáng tạo văn hoá hữu hiệu. Thơ Hoàng Cầm được bắt nguồn từ ngôn ngữ trong văn hoá dân gian vùng Kinh Bắc. Qua lăng kính chủ quan của

mình, Hoàng Cầm đã chọn lọc, gọt giũa, tái tạo và không ngừng sáng tạo ngôn ngữ Việt để cho tiếng Việt ngày càng phong phú, trong sáng, giàu giá trị biểu vật, biểu cảm. Và quan trọng hơn, ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm đã trở thành phương tiện, hình thức để biểu đạt những giá trị về các biểu trưng văn hoá vùng quê Kinh Bắc và được diễn đạt bởi một thứ ngôn ngữ siêu lôgíc, thứ ngôn ngữ được chồng xếp nhiều tầng ý nghĩa, nhiều khi rời rạc tưởng chừng như cách xa, không ăn nhập gì

với nhau, nhưng thực ra lại có cấu trúc chặt chẽ, không hề ngẫu nhiên, lỏng lẻo... Đó là hình tượng ngôn ngữ có chiều sâu ngữ nghĩa, được mỹ lệ hoá, làm đẹp hơn những gì vốn quen thuộc, bình thường...

Thông thường, nhà thơ Hoàng Cầm làm thơ không theo chủ định trước, không bao giờ ông ngồi "nghĩ thơ" mà phần lớn nó tự đến từ một rung cảm vô thức, một hoài niệm hay một nỗi đau buồn nào đấy. Những xúc cảm ấy thường đến trong đêm khuya, bằng một giọng nữ văng vẳng bên tai: "Bên kia sông Đuống", "Về Kinh Bắc", "Mưa Thuận Thành", "Men đá vàng", "99 tình khúc" - những tập thơ chính của ông đều xuất phát từ những xúc cảm đó và xuyên suốt trong thơ ông là chất trữ tình bay bổng của một vùng văn hóa phồn thịnh Kinh Bắc. Do vậy thơ ông luôn có sự lạ hoá trong hệ thống ngôn từ để tạo nên một ý niệm về cái đẹp trong “một hiện tượng cảm quan” (4) của nghệ thuật thi ca.

Quả thực thơ Hoàng Cầm là hay, là tuyệt tác, hình thức ngôn ngữ thơ của Hoàng Cầm là tân kỳ, sáng tạo, đó là một lối “tư duy thơ đứt đoạn, những hình ảnh mới lạ đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên, lộn xộn tạo ra nhiều khoảng trống gây khó hiểu” (5). Song dù thích hay không nhiều người vẫn thấy thơ Hoàng Cầm là lạ, là có một cái gì khác lạ ở giọng điệu, ngôn ngữ và trong hình thức. Rõ ràng, những tìm tòi hình thức trong thơ nói chung, sự cách tân của Hoàng Cầm nói riêng có điều gì đó đã phụ thuộc vào môi trường văn hoá thẩm mỹ, văn hoá cá nhân để tạo ra những thay đổi, và có sự lao tâm, khổ tứ của cá nhân tác giả vào môi trường của sự sáng tạo để tạo nên sự cách tân đáng kể ấy.

Thơ Hoàng Cầm có một hệ lời đầy tính sáng tạo, bất ngờ. Con chữ trong thơ ông như có hồn, như chuyển động theo nhịp thơ, như những âm thanh vang vọng vào trong tâm thức tư duy bạn đọc. Người xưa gọi là “nhãn tự, là linh hồn của câu thơ, bài thơ. Hoàng Cầm rất tinh và tài tình trong việc sử dụng động từ. Mỗi động từ làm nên cái hồn của câu thơ, bài thơ, từ đó hướng đến những trường nghĩa khác rộng hơn cái mà nó vốn có, nhằm tạo ra một nét nghĩa mới với sự lạ hoá trong lối tư duy. Ví dụ: “Giếng ngọc ễnh ương quát đêm tiền sử (Đêm hoả), “Trăng lên chém đầu ngọn gió (Đêm hoả), “Tiếng trống chèo vuốt ngực Châu Long” (Luân hồi), “Gió mát chồi xuân đay nghiến luỹ tre làng” (Đêm mộc)... Đó là những động từ biểu cảm thế giới tâm trạng, cảm quan của nhà thơ về cuộc đời, văn hoá tâm lý sống của con người nơi vùng quê Kinh Bắc đã khúc xạ vào trong thơ ông và thực

tế ông đã “bị cuốn hút vào quá trình sáng tạo” (6) của thi ca. Ví dụ trong những bài thơ có âm hưởng của văn hóa dân ca Quan họ, nhà thơ không trực tiếp hoặc đi sâu miêu tả tiếng hát, nhưng đã nói được cái linh hồn của văn hoá Quan họ. Đó là những giai điệu “ứ hự”, “hừ la” đầy ngẹn ngào, ẩn ức, thứ ngôn ngữ riêng biệt chỉ có trong lời ca, lời thơ Quan họ. Đó là các từ phụ trợ, từ đệm trong giai điệu thơ Hoàng Cầm, mà theo IU.M.LOTMAN thì “trong câu thơ các từ phụ trợ - liên kết - thực hiện chức năng ngữ pháp - cú pháp là các từ và các bộ phận của từ đã được nghĩa hoá” (7), hiện tượng “nghĩa hoá” ấy trong hệ thống từ phụ trợ thơ Hoàng Cầm thể hiện sự “dùng dằng”, “tình tứ” của người Quan họ. Đó cũng chính là nét riêng tạo ra cái hay, cái mới lạ của thơ ông. Đọc thơ ông, đâu đâu ta cũng gặp cái thứ ngôn ngữ Quan họ ấy. Thơ hay bao giờ cũng là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa âm thanh và ý nghĩa, hình tượng. Chữ và nghĩa quan họ trong ngôn ngữ thi ca Hoàng Cầm hoà quện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn nên việc tách rời chúng ra khỏi nhau sẽ làm tổn hại đến bình diện ngôn ngữ và tính thẩm mỹ của câu thơ. Và thơ ca Hoàng Cầm ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ đẹp toát ra từ thực thể ngôn ngữ duy mỹ của văn hoá Kinh Bắc ấy? Vũ trụ tâm hồn thi nhân đã hoà điệu với tâm hồn người đọc, đã “tri âm” với người tiếp nhận thông qua chiếc cầu nối ngôn ngữ văn hoá quan họ.

Từ sự am hiểu văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc, Hoàng Cầm đã tạo ra một lớp ý nghĩa mới, mà qua đó trò chơi vô thức đã tạo ra hai lớp nghĩa của cùng một lớp ngôn từ và một giọng điệu biểu hiện lên thế giới hình tượng của chính nó. Nói cách khác, nó “tạo ra các siêu nghĩa” (8) , “Các “siêu nghĩa” tình huống, những cái vốn không thể có được nếu đứng ngoài cấu trúc văn bản” (9). Xoá nhoà ranh giới, trình tự giữa vật thể và trừu tượng, thi sỹ đã sinh men trong sáng tác cũng như triết lý mới cho thơ, qua đó đã làm được nhiệm vụ mà nghệ thuật thơ ca đòi hỏi. Trong thực thể sáng tác, Hoàng Cầm đã đưa được các “xúc tua” văn hóa thẩm mỹ vùng vào trường tư duy thơ để tạo nên con bạch tuộc lắm vòi là cái mã văn hoá- ngôn ngữ khá đặc biệt với cái vẻ long lanh và bí ẩn trong thơ ông. Các tín hiệu nghệ thuật mà ông sử dụng kết hợp với hệ thống ngôn ngữ bao quanh đều tạo nên một cái chủ tố thẩm mỹ làm nên cái lạ thực sự lạ. Vì thế, người đọc, một khi chưa nhập kịp vào tác giả, cảm thấy ngỡ ngàng, vừa quen mà vừa lạ: “Khấn thầm như mẹ lỡ đò ngang/ Miệng hé hạt na nhòa bến vắng/ Bao giờ mẹ về/ Buộc yếm

đào phai vỗ hát ru” (Đợt mùa); “Ta con phù du ao trời chật chội/ đứng cánh bèo đo gió lặng tìm sao/ uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ/vừa rụng chiều này/ dềnh mặt trước hương sen/ Ta soi/ chỉ còn ta đạp lùi tinh tú/ Ngủ say rồi/ Đôi cá đòng đong” (Về với ta)…

Viết văn làm thơ, trước hết là sự sáng tạo ngôn ngữ. Hoàng Cầm, Quang Dũng, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng làm mới thơ sau 1945 trước hết bằng sự sáng tạo ngôn ngữ. Trước 1945 Xuân Diệu độc đáo trước hết ở khả năng “lạ hoá” ngôn ngữ,. Sau 1945, trong thơ Hoàng Cầm với những câu như: “Giếng ngọc ễnh ương quát đêm tiền sử; Hoàng phi bện dây đay chằng lụa thủng/ Từng đêm vuốt bụng/ nổi vết bào thai/ Khóc âm y trước lúc ra đời; Đêm khoanh tròn ngủ tay bưng đầu/ Ngón cụt thói quen rờ ngực yếm/ ghì mảnh sành thia lia”;…được nhà thơ sắp đặt lại theo lối viết tự động hoá và được “lạ hoá” thêm một bước về ngôn ngữ, tạo ra trường nghĩa khác, đem đến cho tư duy người đọc sự thú vị đa chiều trong việc khám phá ngôn từ. Một mặt ông đã dùng động từ tạo âm hưởng cho câu thơ đột biến, mặt khác nó cụ thể hoá cái rất trừu tượng. Nó giúp chúng ta cảm nhận được những thế giới vô hình và mông lung. Động từ trong thơ ông đã cụ thể hoá cái thế giới nội tâm huyền bí, sâu xa của bản thể tác giả: “Gió mát chồi xuân đay nghiến luỹ tre làng” (Đêm mộc); “Bình pha lê nghiêng rượu niệm đêm tàn” (Ngựa 1);… Sử dụng động từ như một nhân tố tạo nên cái hồn của sự vật: “Câu thơ chểnh mảng gối đầu tay” (Đèn nhang 1); “Chuồn chuồn khiêng nắng liệng sang sông” (Đêm thổ)… Động từ biểu hiện thế giới tâm trạng, cảm quan của nhà thơ về cuộc đời và con người: “Ốc sên hiếng mắt ngó rình sớm mai” (Tháng giêng đi chậm); “chìa vôi quệt gió hững hờ” (Theo đuổi)… Con chữ trong tầm tay của ông, dù là những con chữ bình thường cũng trở nên có sức sống kỳ lạ, mang tâm tư, tập tính, hồn vía của con người Kinh Bắc. Sự lạ hoá ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm lại là cách làm cho người đọc cảm thấy ngỡ ngàng, vừ quen mà vừa lạ. Ông tạo sự “lạ hoá” bằng cách đem những từ ngữ trong các trường nghĩa khác nhau đặt bên nhau, tạo xé nát cấu trúc hình tượng, rồi lắp ghép vào những chiều không gian khác nhau, để phá vỡ cách nhận thức bằng tư duy logic của người đọc, khiến bài thơ trở thành một rừng chữ nghĩa, một trường liên tưởng thẩm mỹ khó thâm nhập: “Em chở nứa sang bờ duyên phận/ Tay đóng bè chân xuôi thác

Chính bởi thế nên câu thơ Hoàng Cầm chứa đựng nhiều tầng, nhiều lớp ý nghĩa. Nó còn có khả năng mở ra và nảy sinh vô vàn những suy tư qua các lớp nghĩa gợi mở đó, đọc một lần không dễ gì ta hiểu được. Do đó cách đọc thơ Hoàng Cầm là bất chợt đọc, đọc rả rích để cảm nhận sự đồng cảm tự nhiên và thốt nhiên với chính thế giới mà mình đang sống cùng với thế giới mà mình chưa biết nhưng có thể sống. Thơ Hoàng Cầm kết nối được những thế giới khác nhau như thế đem đến cho ta cảm giác vừa mơ hồ vừa rõ rệt về một giấc mơ trong những câu thơ thuần Việt, Việt từ trong máu huyết của từ ngữ, của âm điệu, của bóng hình lịch sử dân tộc: “Bắn nát chiều mai ráng đỏ/ Châu chấu ma vờn cổ yếm xây/ Không gặp người quen/ Hờ/ Ngõ cũ” (Đêm thổ).

Thơ Hoàng Cầm đã phản ánh đầy đủ, trung thực văn hóa, văn minh tinh thần của quê hương Kinh Bắc - miền quê Quan họ. Ông là người kế tục ngôn ngữ Thơ Mới và đi xa hơn về phía hiện đại - một lối thơ siêu thực. Đó là tiếng thơ của một cuộc đời đầy chiêm nghiệm và cũng tràn trề giải thoát. Từ thực tại đã thăng hoa tới miền hư viễn của tâm linh với sự thăng hoa của xúc cảm vô thức. Thơ ông hấp dẫn nhiều thế hệ người đọc khác nhau, vì ngoài những tìm tòi cách tân về nghệ thuật, Hoàng Cầm vẫn gìn giữ cho bản thể thơ ông một vốn ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng Kinh Bắc, độc đáo, long lanh, tài hoa. Có những câu thơ của ông, dù không phải thơ tình, vẫn làm say đắm biết bao trái tim người Việt, đó chính là sự khám phá sáng tạo của chính nhà thơ.

Hoàng Cầm - Ấn tượng Hoàng Cầm (nguyễn trọng tạo) Hình ảnh

Hoàng Cầm #1

tiểu sử tác giả

Tên thật: Bùi Tằng Việt. Sinh năm 1922. Người huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vùng quê nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể Kinh Bắc này đã có một ảnh hưởng sâu đậm, có thể nói là kiến tạo nên hồn thơ Hoàng Cầm.

Ông viết văn từ trước cách mạng, kịch thơ Hận Nam Quan xuất bản 1944, Kiều Loan viết từ 1942, diễn 1946. Về thơ, Hoàng Cầm trở nên quen biết từ bài thơ dài Bên kia sông Đuống (1948). Bên kia sông Đuống cùng với Nhớ của Hồng Nguyên, Tây tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu... đã là những thành tựu tiêu

biểu của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp, đã là tiền đề, góp phần tích cực tạo nên phẩm chất trữ tình mới của thơ ca cách mạng. Đó là phẩm chất trữ tình kết hợp nhuần thấm cảm xúc có tính riêng tư của mỗi tâm hồn thi sĩ với hiện thực (bằng những chi tiết, sự kiện cụ thể) của đời sống đánh giặc. Tác giả cho biết bài thơ được hình thành sau lần được nghe người từ quê hương ra Việt Bắc kể

chuyện quê nhà đánh giặc trong vùng địch hậu. Câu chuyện có tính thời sự nhưng đã đụng vào phần sâu thẳm và cũng thường trực nhất trong tâm trí Hoàng Cầm: Văn hóa Kinh Bắc. Bài thơ khá dài, 135 câu, đã được viết khá nhanh. Người đoûc hôm nay vẫn nhận thấy rõ cả bài thơ liền trong một mạch tâm sự, một gioûng kể, một sắc thái tâm trạng. Nền cảm xúc xao xuyến trong toàn bài ấy là niềm hoài niệm tình tự dân tộc. Kinh Bắc, cái nôi xưa của văn hóa Sông Hồng với núi Thiên

Một phần của tài liệu tìm hiểu Các nhà thơ hiện đại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w