Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung của bài học đế xây dựng nội dung dạy học theo hướng phân hóa học sinh
-HS biết làm thí nghiệm đế chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và dự cháy sẽ được tiếp diễn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. -HS biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
-HS biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
Bước 2: Phân loại học sinh
Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp, giáo viên phân loại học sinh theo các trình độ. Đồng thời cần xác định việc dạy học theo hướng phân hóa mỗi đối tượng học sinh cần đạt tới mục tiêu:
-Trình độ chung: Nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học. -Trình độ riêng:
+ HS yếu, kém: Nắm và ghi nhớ được nội dung cơ bản của bài học.
+ HS khá, giỏi: Nhanh chóng nắm được và mở rộng phạm vi kiến thức của bài học.
Bước 3: Thiết kế các nội dung dạy học phù hợp với từng đổi tượng học sinh
*1* Nội dung 1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy:
- GV kê một chiếc bàn ở giữa lóp để làm thí nghiệm cho cả lóp cùng quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1:
GV nêu: Dùng hai cây nến như nhau và hai chiếc lọ thủy tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp hai chiếc lọ thủy tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra?
+ Gọi 1 vài HS kém trả lời trước • Cả hai cây nến cùng tắt.
• Cả hai cây nến vẫn cháy bình thường.
+ Gọi 1 vài HS khá giỏi trả lời sau: (Cây nến tronglọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ)
- Để chứng minh xem bạn nào đã dự đoán hiện tượng đúng thì chúng ta cùng tiến hành làm thí nghệm.
- Gọi 1 HS khá lên làm thí nghiệm, yêu cầu dưới lớp quan sát hiện tượng gì xảy ra?
- GV hỏi:
+ Các em quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra?
- Gọi 1 vài HS kém trả lời. (Cả hai cây nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ).
+ Tại sao cây nến trong lọ thủy tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thủy tinh nhỏ?
-Nếu các em HS kém hon chưa trả lời được thì GV có thế gợi ý cho HS:
+ Không khí chứa trong lọ to như thế nào so với không khí chứa trong lọ nhỏ? ( Không khí chứa trong lọ to nhiều hơn so với không khí chứa trong lọ nhỏ).
+ Không khí có thành phần nào đế duy trì sự cháy? (Khí ô-xi).
-GV hỏi: Trong thí nghiệm này chúng ta chứng minh được ô-xi có vai trò gì? (Ô - xi duy trì sự cháy được lâu hon).
-GV gợi ý đế những HS khá trả lời thêm: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn.
-Gọi 1 vài HS nhắc lại.
-GV kết luận lại: Trong không khí có chứa nhiều khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ, ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh hoặc quá mạnh.
❖ Nội dung 2: Cách duy trì sự cháy:
-GV nêu: Như các em đã biết ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thế cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp mình sẽ cùng nhau làm thí nghiệm để biết nhé!
-GV chia nhóm HS: dựa trên kinh nghiệm đứng lóp của mình đế GV phân hóa đối tượng học sinh và sắp xếp những HS có trình độ nhận thức và khả năng tương đương nhau vào cùng một nhóm.
-GV giao nhiệm vụ cụ thế cho từng nhóm. + Giới thiệu dụng cụ đế làm thí nghiệm.
+ GV yêu cầu các nhóm: Dùng một lọ thủy tinh không đáy, úp vào cây nến đang cháy được gắn trên một chiếc đế kín. Sau đó quan sát xem hiện tượng gì xảy ra?
-Trong quá trình HS làm thí nghiệm thì GV đi từng nhóm quan sát và giúp đỡ các em.
-Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình: Gọi các nhóm có kết quả sai trình bày trước sau đó các nhóm có kết quả đúng nhận xét và kết luận lại. (Khi úp chiếc lọ thủy tinh vào cây nến đang cháy gắn trên đế kín thì cây nến sẽ tắt sau mấy phút).
+ Đối với các nhóm HS khá, giỏi thì GV yêu cầu giải thích vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy? (Lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp).
-GV: Đe kiểm chứng lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng ô-xi trong lọ đã hết mà không được cung cấp thêm, chúng ta cùng nhau làm một thí nghiệm khác đế chứng minh.
-GV phát cho mỗi nhóm một chiếc đế đã bị cắt một mảnh hình chữ V để thay cho chiếc đế kín rồi tiến hành làm thí nghiệm giống như thí nghiệm trước và yêu cầu các nhóm quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra?
-Gọi 1 số HS nêu dự đoán của mình.
-Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. GV đi từng nhóm đế quan sát và giúp đỡ các em.
-Gọi các nhóm HS yếu hơn trình bày kết quả trước sau đó các nhóm khá, giỏi nhận xét và kết luận lại: Khi úp chiếc lọ thủy tinh không đáy vào cây nến đang cháy gắn trên một chiếc đế không kín thì cây nến vẫn tiếp tục cháy bình thường.
-Đối với các nhóm khá, giỏi thì GV yêu cầu các em giải thích vì sao cây nến đó vẫn có thể cháy bình thường? (Cây nến vẫn có thể cháy bình thường là do được cung cấp khí ô-xi liên tục. Đe gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục).
nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp khí ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy sẽ diễn ra liên tục.
-GV hỏi:
+ Đe duy trì sự cháy cần phải làm gì?
-Gọi 1 HS kém trả lời (Cần liên tục cung cấp không khí)
+ Tại sao phải liên tục cung cấp không khí thì sự cháy mới được duy trì?
-Gọi 1 HS khá trả lời (Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được.
❖ Nội dung 3: ứng dụng liên quan đến sự cháy. -Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa số 5 trong sách giáo khoa trang 71 và trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? (Bạn nhỏ trong tranh đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi)
+ Bạn làm như vậy đế làm gì?
-Gọi 1 HS khá trả lời: (Bạn làm như vậy đế không khí được cung cấp liên tục và làm cho bếp không bị tắt).
-GV nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc, bạn đang dùng ống nứa đế thối vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì.
-Đối với HS khá, giỏi thì GV mở rộng thêm: Trong lớp mình còn bạn nào có kinh nghiệm làm cho bếp củi, bếp than không bị tắt?
+ Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí trong bếp được lưu thông.
+ Muốn cho ngọn lửa trong bếp than không bị tắt, em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió đế gió thối không khí vào trong bếp.
-GV kết luận: Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn vừa nêu: Cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí, dùng quạt để quạt vào bếp lò.. .Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục.
-GV treo tranh một người đang thổi bễ lò cho học sinh quan sát.
-GV hỏi: Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp củi hay bếp lò thì ta phải làm như thế nào?
-Gọi 1 vài HS trả lời:
+ Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thế dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa, rụt hết củi ra...
+ Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than ta có thế đậy kín nắp lò và cửa lò lại.
-Khen những em HS có kinh nghiệm trong việc đun bếp. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được vai trò của không khí đối với sự cháy.
Bước 4: Tô chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng loại đổi tượng học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau
-Đây chính là bước đưa các nội dung đã thiết kế ở bước 3 thành các hoạt động lên lớp.
-GV có thế sử dụng các hình thức dạy học sau:
+ Đối sử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt. + Giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng học sinh.
-Ở bước 3 đã trình bày khá đầy đủ về các hoạt động dạy học cho nên ở bước 4 việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng loại đối tượng học sinh dưới
nhiều hình thức khác nhau giống như ở bước 3 đã nêu.
Bước 5: Kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
-GV đưa ra các câu hỏi đế HS trả lời, qua đó GV có thế đánh giá được khả năng hiếu và ghi nhớ bài của HS và kết quả của việc sử dụng PPDH phân hóa trong bài học này.
+ Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy? + Em hãy nêu các cách để duy trì sự cháy?