ÔN TẬP VỢ CHỒN GA PHỦ (Tô Hoài)

Một phần của tài liệu tây tiến (Trang 42 - 45)

I. Giải thích ý nghĩa của 2 lời đề từ mở đầu tuỳ bút?

ÔN TẬP VỢ CHỒN GA PHỦ (Tô Hoài)

(Tô Hoài)

A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS: -Cảm nhận được giá trị của tác phẩm.

-Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài. -Cảm nhận 1 số đoạn văn tiêu biểu trong tác phẩm.

B.Tiến trình thực hiện

1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

?HS thảo luận theo nhóm:

-N1,2: Biểu hiện của giá trị hiện thực.

-N3,4: Biểu hiện của giá trị nhân đạo.Cử đại diện nhóm phát biểu , GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

I.Giá trị hiện thực ,nhân đạo của VCAP. 1.Giá trị hiện thực.

-Truyện phản ánh chân thực số phận của người dân nghéo Tây Bắc dưới ách thống trị của cường quyền phong kiến tàn bạo.Vì nghèo mà họ buộc phải trở thành nô lệ cho nhà giàu. Bọn thống trị miền núi bóc lột từ đời này sang đời khác, đến khi chết vẫn để lại món nợ cho con cháu. Cái khổ của họ nằm trong qui luật phần thắng thuộc về kẻ mạnh trong xã hội bóc lột.

-Giai cấp thống trị rất tàn bạo, độc ác.Sức mạnh của cường quyền và thần quyền đã hành hạ con người, huỷ hoại tinh thần con người đến mê muội ,mất hết ý thức(số phận của Mị và A Phủ khi sống trong nhà thống lí Pá Tra).

-Quá trình con người đến với cách mạng. Đó là qui luật tất yếu, khi người nghèo bị áp bức quá độ họ sẽ tự tìm đường giải thoát cho chính mình, chỉ có con đường cách mạng mới thực sự đem lại hạnh phúc cho họ.

2.Giá trị nhân đạo.

-Lòng yêu thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn với những số phận bất hạnh, bị đày đoạ(Mị và A Phủ).

-Phát hiện, khẳng định những nét đẹp tinh thần của những thân phận bị đày đoạ.(Đằng sau cô Mị vô hồn, vô cảm là 1 cô Mị có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. APhủ có khát vọng tự do, khát vọng công lí...)

-Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào khả năng cách mạng, vào tiền đồ tươi sáng của người dân TB.

? HS chỉ ra diễn biến tâm lí Mị theo từng thời điểm? Khi mới về làm dâu, trong đêm tình mùa xuân, trong đêm đông cắt dây trói cứu APhủ.

?Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Tô Hoài đượcthể hiện như thế nào trong tác phẩm?

thống lí đến khi chạy chốn cùng APhủ? *Gợi ý.

Tâm lí Mị diễn biến phức tạp, thay đổi theo từng thời điểm . -Lúc đầu: Mị không chịu làm vợ A Sử(cô van xin cha đừng bán con cho nhà giàu). Nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị phải làm vợ A Sử. Mị đành chấp nhận số phận lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

-Đêm mùa xuân đến. Cảnh sắc tưng bừng ngày tết nhộn nhịp. Mị uống rượu và say lịm.Cô nhớ về quá khứ tươi đẹp. Khát vọng tuổi trẻ sống dậy. Mị muốn đi chơi xuân.

-Trong lúc bị trói, Mị bàng hoàng lúc mê, lúc tỉnh.Cuối cùng cô tỉnh và nhớ lại câu chuyện người đàn bà trước đây trong gia đình bị trói đến chết.Cô lo cho mình( cựa quậy xem mình sống hay chết).

-Đêm mùa đông Mị sưởi lửa trong bếp. Giọt nước mắt của APhủ làm Mị thức tỉnh. Cô nhớ lúc mình bị trói trong đêm mùa xuân năm trước.Mị lo cho APhủ, nhận thấy nhà thống lí chúng nó thật độc ác. Cơ hội đến Mị cắt dây trói cứu APhủ. ->Tóm lại: Tâm lí nhân vật diễn biến theo từng chặng. Từ chỗ từ chối làm dâu nhà giàu đến đành cam chịu thân phận trâu ngựa.Nhưng rồi, cuộc sống bên ngoài và nội lực bên trong đã giúp Mị nỗi khổ của mình và của người khác(APhủ và những người trước đó), cảm thông với thân phận APhủ- người cùng cảnh ngộ, đồng thời biết được sự độc ác của bọn thống trị và cuối cùng dám hành động cứu người và cũng là cứu mình.

III.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Vợ chồng APhủ của nhà văn Tô Hoài?

*Gợi ý.

1.VCAP là tác phẩm thành công trong việc xây dựng nhân vật.Mị và APhủ là 2 nhân vật chính của tác phẩm.Họ vừa là nhứng sáng tạo mới mẻ của Tô Hoài vừa là điển hình cho người dân Tây Bắc trước cách mạng.

2.TH đã dụng những cách thức nghệ thuật sau để miêu tả nhân vật.

a) *Tính cách nhân vật Mị được thể hiện chủ yếu qua diễn biến tâm lí.Nhân vật thiên về đời sống nội tâm. Nhà văn triệt để khai thác tâm lí để làm rõ số phận, tính cách nhân vật là ưu thế riêng của ngòi bút Tô Hoài khi xây dựng nhân vật Mị. -Trong đêm tình mùa xuân:Tâm lí Mị chịu sự tương tác qua lại giữa khách quan(cảnh mùa xuân, sắc màu của những chiếc váy hoa,tiếng sáo gọi bạn tình...) và chủ quan(muốn uống rượu, uống đến say...);giữa hiện tại(mất ý thức, không có cảm giác về cuộc sống, quen với cái khổ...)và quá khứ(trẻ đẹp, tự do, có người yêu, được đi chơi xuân);giữa bên

ngoài(câm lặng)và bên trong (nổi sóng);giữa say(chập chờn nhớ về quá khứ, say trong tiếng sáo gọi bạn tình, sửa soạn váy đi chơi, không biết mình bị trói...)và tỉnh(ý thức về thân phận của mình, khóc, nhận ra mình không bằng con ngựa). -Đêm mùa đông cởi dây trói cho APhủ: Tâm hồn câm lặng, vô càm của Mị chỉ thực sự biến động khi nhìn thấy giọt nước mắt của APhủ.Tâm lí cô diễn biến phức tạp:Mị thương mình, thương người, căm thù bọn độc ác...Bao nhiêu tâm trạng chồng chất để cô đi đến 1 quyết định liều lĩnh: cứu người thoát khỏi cái chết và tự chạy chốn cùng APhủ để cứu mình. *Aphủ lại là nhân vật mà tính cách chủ yếu được thể hiện qua hành động(Aphủ đánh nhau để bao vệ bạn.Khi bất lực trở thành nô lệ cho nhà giàu ,APhủ vẫn mạnh mẽ,đòi đi bắt hổ , khi bị trói nhay đứt mấy vòng dây mây...).

b)Nhân vật trong tác phẩm luôn gắn với cốt truyện, nhờ được miêu tả thông qua những xung đột, mâu thuẫn, tình huống, tính cách nhân vật dần được bộc lộ và khẳng định . Nhân vật của Tô Hoài cũng được đặt trong những tình huống cụ thể để làm rõ tính cách.

-Cảnh xử kiện:Nhân vật APhủ xuất hiện thật ấn tượng trong cảnh xử kiện. Tình huống cho thấy sự bất lực, bất khả kháng của con người nghèo yếu thế.Tác giả tập trung vào cảnh Aphủ bị đánh. Con người ngang tàng như APhủ mà phải nhẫn nhục chịu đòn, chỉ im như tượng đá. APhủ bị xử phạt nặng nề và vô lí.Một trăm đồng bạc trắng(tiền đánh, tiền hút,tiền mổ lợn cho các quan ăn vạ ...)là cái cớ để 1 chàng trai tự do như APhủ trở thành ma nhà thống lí. Khi thống lí khấn ma về nhận mặt cũng có nghĩa là cuộc đời APhủ thực sự mất tự do.Thông qua tình huống này, TH muốn khái quát 1quy luật:đã nghèo thì chỉ có con đường tất yếu là trở thành nô lệ cho nhà giàu.Con người tự do, ngang bướng như APhủ cuối cùng vẫn rơi vào nhà thống lí 1 cách bất khả kháng. Tác giả tập trung vào cảnh xử kiện và cảnh mất bò để làm rõ quá trình trở thành nô lệ của APhủ diễn ra thật nhanh và thật vô lí như thế nào.

-Đêm tình mùa xuân hay tình huống cắt dây trói cứu APhủ là những thử thách giúp chúng ta nhận ra tính cách nhất quán trong Mị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào,Mị vẫn là 1 cô gái đầy khát khao hạnh phúc,tuổi trẻ, tự do. Khát khao ấy được nuôi dưỡng, càng mãnh liệt hơn trong những đêm không ngủ...

C.Củng cố.

-Củng cố những kiến thức đã ôn tập trong giờ.

-Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà: Phân tích diễn biến tâm lí Mị trong đêm đông cắt dây trói cứu APhủ?

Ngày soạn: 20/ 12/2010

Một phần của tài liệu tây tiến (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w