A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học: nghị luận về 1đoạn thơ,bài thơ hoặc nghị luận về 1 ý kiến bàn về văn học.
-HS có thể bày tỏ quan niệm, ý kiến của mình về 1 TP văn học.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt HS nhắc lại kiến thức lí thuyết về các dạng bài nghị luận văn học? kĩ năng làm bài nghị luận văn học? GV cho HS tìm hiểu đề, lập dàn ý? GV cho HS thảo luận về các ý chính của đề bài?Cử đại diện nhóm phát biểu. GV nhận xét, kết luận I.Ôn tập lí thuyết. II. Luyện tập. 1.Bài tập 1.
“Nền văn học VN sau cách mạng tháng 8/1945 là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.”
Anh(chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên?
*Gợi ý.
a)Mở bài:giới thiệu ý kiến.
Nền VHVN sau cm tháng 8/1945 là nền vh hình thành và phát triển gắn với thời kì hào hùng bậc nhât trong lịch sử dân tộc: gắn với thời kì cả dân tộc Việt Nam kháng chiến chống Pháp và M->Một đặc điểm lớn của văn học thời kì này là mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
b)Thân bài .
*Giải thích khái niệm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
*Biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8/1945. +Khuynh hướng sử thi:
-Đề cập đến những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc mang ý nghĩa thời đại.
-Nhân vật mang những phẩm chất của cộng đồng. -Giọng điệu, ngôn ngữ hào hùng ,tráng lệ.
+Cảm hứng lãng mạn:
-hướng con người tới tương lai tươi sáng.
-Nâng đỡ con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến.
*Chứng minh trong các tác phẩm: Tây Tiến, Đất nước, Đồng chí , Việt Bắc...
HS tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài tập 2.
*Khái quát đặc điểm về nội dung tư tưởng của văn học Việt Nam thời kì này:
-Khuynh hướng sử thi đi cùng với cảm hứng lãng mạn trong nền văn học sau 1945 như 1 tất yếu. Sự kết hợp ấy đã tạo nên những hình ảnh đẹp về đất nước, con người trường tồn mãi cùng thời gian và lịch sử dân tộc.
-Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học chung của dân tộc, mang lại cho nó giá trị vĩnh hằng.
c)Kết bài: Khẳng định lại ý kiến .
2. Bài tập 2.
“Cảm hứng về đất nước là 1 trong những cảm hứng sâu đậm của nền văn học VN sau cách mạng tháng 8/1945.”
Anh(chị ) hãy làm sáng tỏ nhận định trên? *Gợi ý trả lời.
a) Mở bài.
-Cảm hứng về đất nước là 1 trong những cảm hứng sâu đậm của nền văn học VN sau cách mạng tháng 8/4945.
b)Thân bài.
*Hoàn cảnh lịch sử của văn học VN giai đoạn sau cách mạng tháng 8/1945: Các tác phẩm vh đều gắn liền với nhứng sự kiện lịch sử của quê hương đất nước( kháng chiến chống P và M).
*Sứ mệnh lịch sử của văn học dân tộc giai đoạn này: Viết về tổ quốc, đất nước.Kháng chiến và giải phóng dân tộc. Cổ vũ tinh thần kháng chiến.
*Cảm hứng về đất nước trong những sáng tác văn học: +Đất nước gắn với nhân dân.
+Đất nước trong gian lao, gian khó. +Đất nước trong chiến đấu, lao động. +Đất nước trong vinh quang, chiến thắng...
*Đánh giá về những thành công của đề tài đất nước trong nền văn học dân tộc giai đoạn này.
c)Kết bài. Khẳng định lại vấn đề
-Chủ đề đất nước tạo cảm hứng bất tận cho những sáng tác văn học mọi thời kì, đậưc biệt là sau cách mạngtháng 8/1945.
-Cảm hứng đất nước thể hiện sau đậm trong văn học khẳng định tình yêu đất nước sâu sắc của mỗi con ngườiVN.Điều đó góp phần cổ vũ kháng chiến trong những năm chống giặc cứu nước.
C.Củng cố
-Củng cố kiến thức đã ôn tập-Ra bài tập về nhà cho HS : Vẻ đẹp ngôn ngữ thơ qua bài Tây Tiến của Quang Dũng?
Ngày soạn: 16/ 10/2010
BÀI TẬP VỀ TU TỪ NGỮ ÂM, CÚ PHÁP.. .
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS
-Củng cố kĩ năng về tu từ ngữ âm , cú pháp.
-Luyện cách viết văn bản cho HS trong các bài nghị luận văn học.
B.Tiến trình thực hiện
1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt
GV chia nhóm cho HS thảo luận theo từng dạng bài tập.
Gọi HS chữa bài tập ,GV nhận xét ,kết luận.
I.Bài tập về tu từ ,ngữ âm.
1.Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu.
Nhận xét về nhịp điệu và âm hưởng của những câu văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc miêu tả nét hùng vĩ của dòng sông Đà?
“Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá , đá xô sóng...bụng thuyền ra.”
(Nguyễn Tuân,Người lái đò sông Đà)
*Gợi ý.
-Nhịp điệu dồn dập phối hợp với phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp:
(...)Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió...
-Dùng từ gùn ghè vừa có âm thanh cụ thể, vừa tạo hình ảnh hung dữ của 1 con mãnh thú.
-Dùng 1 số từ có tính hình tượng và biểu cảm rõ rệt:
cuồn cuộn, đòi nợ xuýt.
2.Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.
Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp vần trong các từ láy ở 2 câu thơ sau:
“Đoạn trường thay lúc phân kì!
Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh.”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
*Gợi ý.
Trong 2 câu thơ TK, tác giả dùng 2 từ láy: khấp khểnh,
gập ghềnh.
-Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu(kh-kh, g-gh) và chuyển đổi vần( ấp-ênh).
-Hai từ láy điệp vần ấp-ênh.
Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc.Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm