Quá trình hoạt động và phát triển của VCB Đồng Nai

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị và phân loại tín dụng tại đồng nai (Trang 32)

Ngày 01/04/1991 Chi nhánh VCB Đồng Nai (chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB) ra đời và hoạt động trong bối cảnh “sinh sau đẻ muộn” so với các NHTM khác trên địa bàn (như các chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển) nên lượng khách hàng còn rất ít. Ban đầu trụ sở làm việc còn rất khiêm tốn nhưng chỉ trong vài năm gần đây, ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Biên Hòa chi nhánh lần lượt mở thêm phòng giao dịch số 1 tại TP Biên Hòa vào năm 1994, thành lập PGD số 2 tại các khu công nghiệp Biên Hòa vào năm 2001 và cho đến năm 2003, thành

lập thêm chi nhánh cấp 2 tại KCN Nhơn Trạch, đồng thời chuyển hình thức hoạt động của PGD số 2 thành chi nhánh cấp 2. Mục tiêu đặt ra đối với PGD và các chi nhánh cấp 2 lúc bấy giờ là vừa thu hút tiền gửi dân cư, vừa phục vụ các DN thuận tiện hơn, đáp ứng hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên từ năm 2007, hai chi nhánh cấp 2 trên đã trở thành chi nhánh cơ sở trực thuộc VCB. Hệ thống VCB không còn phân biệt chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 mà phân biệt theo chi nhánh có phòng quản lý rủi ro hay không.

Chi nhánh không ngừng phát triển và mở rộng địa bàn hoạt động, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây (2006-2007), chi nhánh VCB Đồng Nai đã mở rộng các phòng giao dịch tại các huyện như PGD Trảng Bom, PGD Long Khánh, PGD Chợ Sặt, Tân Phong nâng số lượng PGD lên 5 phòng. Đến cuối năm 2008, tổng số lao động của VCB Đồng Nai là 210 người. Mô hình tổ chức gồm: 12 phòng ban, 5 phòng giao dịch.

Là đơn vị tiên phong đổi mới mô hình quản trị của VCB trong việc chuyển từ mô hình “quản trị theo sản phẩm” sang áp dụng mô hình “quản trị theo định hướng khách hàng kết hợp sản phẩm”.

Thời gian qua trên cơ sở đầu tư công nghệ của cả hệ thống, VCB Đồng Nai đã tập trung phát huy các ưu thế để nâng cao chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó đã thực hiện thành công định hướng huy động vốn tập trung từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thực hiện mục tiêu phát triển ngân hàng đa năng, đa sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thanh toán điện tử toàn cầu SWIFT, VCB-oline…; VCB Đồng Nai đã triển khai mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền điện tử, các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ connect 24/24 ( thẻ ATM), các dịch vụ phonebanking, E-Banking thu hút hàng chục nghìn khách hàng thuộc mọi thành phần..

VCB Đồng Nai là chi nhánh NHTM nhà nước đi tiên phong trong hệ thống cũng như trên địa bàn trong việc đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp nước ngoài. Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng lớn và có tiềm lực về tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường quốc tế đến giao dịch về tiền

gởi, tín dụng, thanh toán quốc tế và nội địa ngày càng nhiều.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của chi nhánh thời gian qua.

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận (tỷ VND) 49.92 57.79 81.36 102 105 47 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 40.3% 15.8% 40.8% 25% 3% -55%

(Nguồn: VCB Đồng Nai- báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh gửi VCB TW)

Giai đoạn trước năm 2007, chi nhánh có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, trung bình tăng 30%/năm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế có sự tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, năm 2008 do những biến động khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng nên nợ xấu phát sinh cao dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng cao. Do vậy lợi nhuận có sự sụt giảm lớn (giảm 55% so với năm 2007).

Nhìn một cách tổng thể, thu nhập của chi nhánh vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu từ lãi cho vay chiếm đến hơn 90% tổng thu nhập. Với nhiều khách hàng lớn, chi nhánh thường phải thực hiện miễn giảm các loại phí giao dịch để thu hút khách hàng giao dịch trọn gói, nhất là các giao dịch tiền gửi và tín dụng.

> Những thuận lợi và khó khăn của VCB Đồng Nai trong thời gian qua.

 Thuận lợi:

- Nền kinh tế cả nước nói chung và Tỉnh Đồng Nai nói riêng phát triển nhanh chóng và ổn định tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển.

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với bề dày truyền thống. Uy tín và danh tiếng thương hiệu VCB đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

- Được sự hỗ trợ và đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Mạng lưới chi nhánh được mở rộng, đội ngũ công nhân viên trẻ được tăng cường, có trình độ, nhiệt huyết.

Khó khăn.

- Các ngân hàng thương mại Nhà nước, cổ phần, chi nhánh Ngân hàng liên doanh nước ngoài, ngân hàng ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, không chỉ là công tác huy động vốn (lãi suất huy động), cho vay mà họ còn đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, liên tục đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng hấp dẫn khách hàng.

- Khó khăn trong việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế trong các doanh nghiệp có quan hệ với các ngân hàng nước ngoài – ngân hàng mẹ của doanh nghiệp;

- Thiếu các thông tin và dữ liệu một cách hệ thống trong việc thẩm định đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn và các ngành đầu tư tập trung.

- Tình hình bất ổn của nền kinh tế vĩ mô thời gian gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.

2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại VCB Đồng Nai. Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu/năm 2004 2005 2006 2007 2008 Dư nợ VCB ĐN 3,124,055 3,541,437 4,323,920 4,413,731 3,858,928 Ngắn hạn quy VND 2,185,029 2,554,714 3,269,483 3,367,725 2,980,668 Tỷ lệ % ngắn hạn/tổng dư nợ 70% 72% 76% 76% 77% Trung dài hạn 939,026 986,723 1,054,437 1,046,006 878,260

Tỷ lệ % trung dài hạn/tổng dư nợ

30% 28% 24% 24% 23%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ

33.5% 14.3% 21% 3% -12%

Tổng dư nợ trên điạ bàn 11,548,557 12,705,957 18,705,957 23,426,700 27,261,413

% dư nợ VCB 27% 28% 23% 19% 14%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết gửi VCB TW)

- Về tốc độ tăng trưởng tín dụng: Giai đoạn trước năm 2007 là giai đoạn hoạt động của VCB Đồng Nai đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong công tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Dư nợ tín dụng tăng trưởng cao và ổn định (bình quân 20%/năm), an toàn tín dụng được đảm bảo. Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gần gấp 4 lần so với năm 2001.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm 2007 so với năm 2006 thấp là do việc tách hai chi nhánh của VCB Đồng Nai là chi nhánh KCN Biên Hòa và Chi nhánh KCN Nhơn Trạch, dẫn đến việc tách dư nợ cho hai chi nhánh.

Tuy nhiên, hoạt động của chi nhánh trong năm 2008 có những bước sụt giảm so với các năm trước, cụ thể là dư nợ năm 2008 giảm so với năm 2007 (chỉ đạt 88% so với năm 2007) có thể chỉ ra một vài nguyên nhân sau:

+ Tình hình kinh tế trong thời gian qua có quá nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp không thể vay vốn do ảnh hưởng của việc thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát của NHNN nói chung và các NHTM nói riêng.

+ Từ ngày 04/10/2008 chi nhánh Đồng Nai đã bàn giao PGD Long Thành và 4 khách hàng cho VCB Biên Hòa và Nhơn Trạch với tổng dư nợ khoảng 350 tỷ đồng.

+ Một số khách hàng có dư nợ lớn sau khi cổ phần hóa và bán cổ phần cho các cổ đông chiến lược nước ngoài đã trả hết nợ ngân hàng.

- Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay: Nợ ngắn hạn chiếm tới 70% tổng dư nợ, nợ trung dài hạn chỉ chiếm 30%. Cơ cấu nợ như trên được xem là tương đối hợp lý và an toàn. Cho vay theo hạn mức và từng lần là hai hình thức cho vay phổ biến tại VCB Đồng Nai, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay theo hạn mức. Nói chung, VCB Đồng Nai không đặt mục tiêu phát triển cho vay vốn trung dài hạn mà chủ yếu là cho vay lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh và kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Biểu đồ 2.1: Thị phần cấp tín dụng của các Ngân hàng tại tỉnh Đồng Nai. VCB Đnai 14% Agribank Đnai 22% Vietinbank Đnai 10% BIDV 7% DaiAbank 7% Các NH khác 40% VCB Đnai Agribank Đnai Vietinbank Đnai BIDV DaiAbank Các NH khác

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng – NHNN Tỉnh Đồng Nai)

VCB Đồng Nai là đơn vị chiếm tỷ trọng dư nợ lớn so với tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Mức dư nợ trong 5 năm qua chiếm thấp nhất 14%, cao nhất chiếm 28%. Năm 2008 dư nợ của chi nhánh chiếm tỷ trọng 14% so với tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn, sụt giảm đáng kể so với các năm trước. Nguyên nhân là do chi nhánh Đồng Nai tách một phần dư nợ và 01 phòng giao dịch Long Thành cho chi nhánh Biên Hòa. Bên cạnh đó, số lượng TCTD hoạt động trên địa bàn Đồng Nai ngày càng nhiều với mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng (trên điạ bàn Đồng Nai hiện có tới 31 ngân hàng thương mại đang hoạt động). Với sự cạnh tranh thu hút khách hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng nên có sự chuyển dịch dư nợ giữa các ngân hàng cũng là điều dễ hiểu; Với tỷ lệ dư nợ chiếm 14%, VCB Đồng Nai hiện đang đứng thứ hai trên địa bàn về mặt thị phần, sau Agribank (22%).

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại VCB Đồng Nai.

Đơn vị tính: triệu đồng

DƯ NỢ/NĂM 2006 2007 2008 31/03/2009

I. Phân theo loại hình kinh tế 4,323,920 4,413,731 3,858,928 3,862,025

- Quốc Doanh 1,043,254 1,194,174 1,266,265 1,035,966

Tỷ lệ % 24% 27% 33% 27%

- DN nước ngoài 2,184,470 2,170,994 1,693,900 1,789,693

Tỷ lệ % 51% 49% 44% 46%

- DN ngoài quốc doanh khác 714,427 538,942 405,045 535,045

- Cá thể 381,769 509,621 493,718 501,321

Tỷ lệ % 9% 12% 13% 13%

II. Phân theo loại tiền 4,323,920 4,413,731 3,858,928 3,862,025

- VND 1,992,270 2,169,990 2,700,911 2,854,195

Tỷ lệ % 46% 49% 70% 74%

- Ngoại tệ 2,331,650 2,243,742 1,158,016 1,007,830

Tỷ lệ % 54% 51% 30% 26%

III. Phân theo ngành kinh tế 4,323,920 4,413,731 3,858,928 3,862,025

- Công nghiệp chế biến 3,414,967 3,461,863 2,945,380 2,896,625

- Xây dựng 20,593 68,439 129,617 151,432

- Thương nghiệp 487,438 362,332 275,286 288,990

- Vận tải, kho bãi, TT liên lạc 2,133 2,751 2,232 2,482

- Kinh doanh BĐS 5,983 4,224 3,594 2,584

- Giáo dục – đào tạo 4,500 4,500 9,100 18,250

- Hoạt động phục vụ hộ gia đình 388,306 509,621 193,718 501,662

(Nguồn: Báo cáo định kỳ của VCB Đồng Nai)

- Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 45%-50% tổng dư nợ, công ty nhà nước chiếm bình quân 30%. Do có ưu thế về nguồn ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu nên VCB Đồng Nai được phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài ưu tiên chọn làm đối tác và thực hiện giao dịch trọn gói, trong đó có giao dịch về tiền gửi và tín dụng.

VCB Đồng Nai là ngân hàng đi tiên phong trên địa bàn về cho vay các doanh nghiệp thuộc khối FDI. Từ năm 1991 - 1992, các khu công nghiệp bắt đầu được xây dựng, thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Đồng Nai. Tại thời điểm đó, các NHTM trên địa bàn vẫn tập trung cho vay DNNN là chủ yếu và vẫn còn rất e dè trong xét duyệt cho vay doanh nghiệp FDI. Chi nhánh Đồng Nai đã nhanh chóng xác định đây là thị trường rất tiềm năng và đã mạnh dạn đầu tư cho vay các doanh nghiệp này. Thực tế đã chứng minh đây là định hướng đúng khi mà nhiều DNNN làm ăn thua lỗ thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại hoạt động có hiệu quả và khá uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đến nay, dù có nhiều ngân hàng khác cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần nhưng nhiều khách hàng FDI vẫn là khách hàng truyền thống, luôn ưu tiên chọn chi nhánh Đồng Nai để thực hiện các giao dịch.

Khối doanh nghiệp vừa-nhỏ và tư nhân cá thể chiếm khoảng 25% tổng dư nợ. Đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển trên địa bàn. Những năm trước đây hoạt động của VCB Đồng Nai hướng tới mảng bán buôn, chuyên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối FDI nên mảng cho vay bán lẻ chưa được chú trọng trong một thời gian dài và thị phần này chủ yếu dành cho các ngân hàng TMCP. Thời gian gần đây, cùng với chủ trương của VCB TW, chi nhánh Đồng Nai đã tập trung phát triển cho vay doanh nghiệp vừa – nhỏ và đối tượng khách hàng tư nhân cá thể. Tuy vậy, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa có bước phát triển đột phá so với các năm trước và thực sự chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của chi nhánh.

- Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: VCB Đồng Nai vốn là ngân hàng có ưu thế về nguồn ngoại tệ so với các TCTD khác trên địa bàn nên cho vay bằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ. Những năm trước tỷ lệ này luôn cao hơn 50%. Năm 2008, do những biến động bất thường trên thị trường ngoại tệ và kéo theo đó là sự biến động bất thường về tỷ giá nên doanh nghiệp có xu hướng ngại vay USD. Thêm vào đó, QĐ số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của NHNN quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ đã hạn chế phần nào đối tượng được vay ngoại tệ so với trước đây. Sang đầu năm 2009, NHNN thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với cho vay VND nên các doanh nghiệp chuyển hướng sang vay VND để được hỗ trợ. Vì vậy mà tỷ trọng cho vay ngoại tệ tại chi nhánh giảm thấp so với cho vay VND (năm 2008 là 30% và Quý I/2009 là 26%).

- Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế: Cơ cấu đầu tư theo ngành của chi nhánh Đồng Nai khá đa dạng và đồng đều. Trong đó, dư nợ chủ yếu tập trung ở ngành sản xuất cơ khí: 770 tỷ đồng (chiếm 20%), kế đến là ngành chế biến thực phẩm (720 tỷ đồng, chiếm 19%), ngành thức ăn gia súc (13%) và ngành giấy (12%).

- Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

Thuc an gia suc 1 3 % Ho gia dinh 1 3 % Thuong nghiep 7 % Khác 1 6 % Gi?y 1 2 % Co khi 2 0 % Thuc pham 1 9 % Thuong nghiep Ho gia dinh Thuc an gia suc Thuc pham Co khi Gi?y Khác

- Tóm lại, hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua có những ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các thành phần kinh tế hợp lý. Hầu hết dư nợ cho vay tập trung vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (~50%) và Công ty Cổ phần và TNHH (14%) đóng trên địa bàn. Đây là 2 loại hình doanh nghiệp hoạt động năng động và hiệu quả tại địa bàn Đồng Nai. Cho vay bán lẻ đến các khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp nhỏ cũng có sự tăng trưởng theo định hướng của VCB TW.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị và phân loại tín dụng tại đồng nai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)