Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ phận có liên quan.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị và phân loại tín dụng tại đồng nai (Trang 74)

doanh của khách hàng.

Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng nhưng với độ “trễ” lớn hơn. Các dấu hiệu này được rút ra từ chính bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ dàng nhận biết nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ sâu sát của cán bộ tín dụng. Nhóm dấu hiệu này bao gồm:

- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

- Nhưng thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng, cụ thể như: sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục; hàng hóa tồn kho có sự gia tăng bất thường, tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận…..

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.

- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẩn trong bộ máy quản trị và điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Khó khăn trong quản lý phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

- Những thay đổi về chính sách của nhà nước như tác động của thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất,… tác động bất lợi đến chiến lược, kế họach sản xuất kinh doanh của khách hàng.

3.2.1.2. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ phận có liên quan. quan.

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của một bộ phận mà của tất cả các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng. Để việc phân

loại nợ được chính xác, kịp thời đòi hỏi các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng như Phòng Khách hàng, Phòng Quản lý nợ phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin khách hàng. Phòng Khách hàng phải là phòng chủ động trong việc tìm hiểu tình hình “sức khỏe” của khách hàng, nắm bắt các thông tin liên quan đến khách hàng và kịp thời thông báo cho Phòng Quản lý nợ để cùng xác định lại nhóm nợ của khách hàng một cách chính xác nhất. Để đạt được điều này, mỗi cán bộ Khách hàng phải tích cực, chủ động trong công việc; phải thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát sau cho vay tránh việc kiểm tra mang tính hình thức, đối phó. Cán bộ khách hàng phải luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tránh việc nhận thông tin một chiều dễ dẫn đến những sai lầm trong việc phân tích, đánh giá.

Ngược lại, với những thông tin thu thập được từ hệ thống cũng như trong quá trình theo dõi khoản vay của khách hàng, Phòng Quản lý nợ cũng phải kịp thời thông báo lại cho Phòng Khách hàng tình trạng nợ vay cuả khách hàng để có biện pháp ứng phó và xử lý kịp thời, đồng thời trình lên Ban lãnh đạo hướng giải quyết tối ưu. Có được sự phối hợp nhịp nhàng như vậy thì mới đảm bảo kiểm soát được các dấu hiệu rủi ro, hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra.

3.2.1.3 . Thường xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm.

Nhiều tài sản bảo đảm được nhận từ khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá lại, chưa ký phụ lục hợp đồng xác định lại giá trị tài sản thế chấp. Đây là một thực trạng đã tồn tại từ khá lâu và Ban lãnh đạo cũng thường xuyên nhắc nhở các phòng có liên quan công tác tín dụng quan tâm thực hiện. Tuy nhiên nhận thức của cán bộ đối với vấn đề này vẫn chưa thông suốt và vì thế thực trạng này vẫn tiếp diễn.

Việc cập nhật giá trị tài sản bảo đảm kịp thời sẽ phản ánh đúng giá trị cũng như tính thanh khoản của tài sản và vì vậy đảm bảo được tính chính xác của số tiền trích lập dự phòng cụ thể và hạn chế rủi ro.

Phòng Kiểm tra nội bộ tại chi nhánh cần thường xuyên tổ chức kiểm tra hồ sơ tài sản thế chấp của các phòng, hoặc các phòng kiểm tra chéo hồ sơ của nhau để

kịp thời phát hiện sai sót, chậm trễ. Đồng thời, Ban lãnh đạo cũng cần quy trách nhiệm cụ thể đến lãnh đạo phòng nếu cán bộ trong phòng không nghiêm túc thực hiện.

Một phần của tài liệu giải pháp quản trị và phân loại tín dụng tại đồng nai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)