Kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư BIG (Trang 42)

tổng doanh thu của công ty thì vẫn còn thấp, chỉ chiếm gần 0.1% trong tổng doanh thu năm 2010, 2011, cao nhất chiếm 0.32% tổng doanh thu năm 2012.

Vì khoản thu nhập khác quá nhỏ, hầu như không tác động tới sự thay đổi của tổng doanh thu nên ta có thể nói rằng sự thay đổi kết cấu lên, xuống của doanh thu từ HĐKD tương ứng với sự giảm,tăng của kết cấu doanh thu tài chính. Không như những doanh nghiệp bình thường khác, là công ty hoạt động đầu tư tài chính nên doanh thu tài chính của CTCP Đầu tư BIG chiếm tỷ trọng khá cao. Loại doanh thu này chủ yếu thu từ nguồn thu thanh lý các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, thanh lý khoản đầu tư vàng và ngoại hối, lãi chênh lệch tỷ giá,… Năm 2010, doanh thu tài chính của công ty là 7.778.279 nghìn đồng, chiếm 21.82% tổng doanh thu. Năm 2011, doanh thu này tăng gần 1.5 lần, lên tới 19.154.922 nghìn đồng. Tỷ trọng loại doanh thu này tăng lên 49.30%. Năm 2011, thị trường chứng khoán trì trệ, thị trường tài chính bất ổn, giá vàng và tỷ giá ngoại hối biến động lớn. Sự thay đổi của loại doanh thu này đạt được là do kinh doanh đầu tư ngoại hối và vàng có hiệu quả cao. Năm 2012, doanh nghiệp thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh thu này chỉ đạt 6.124.419 nghìn đồng, chiếm 32.74% tổng doanh thu.

 Nhận xét chung về doanh thu:

Là công ty hoạt động kinh doanh đầu tư tài chính nên chịu sự tác động lớn của thực trạng nền kinh tế, thị trường bất ổn như hiện nay. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ tư vấn tài năng, hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới luôn đạt hiệu quả cao trong giai đoạn này, doanh thu của doanh nghiệp tuy có tăng ít trong năm 2011, song lại giảm mạnh trong năm 2012. Do vốn còn tồn đọng lớn, chưa thanh lý được các khoản đầu tư dài hạn như BĐS làm hạn chế doanh thu từ HĐKD. Bên cạnh đó, thị trường tài chính bất ổn, tồn tại nhiều rủi ro, doanh nghiệp thu hẹp quy mô kinh doanh nên doanh thu tài chính có tăng trong năm 2011, lại giảm mạnh trong năm 2012. Tỷ

trọng doanh thu tương đối hợp lý. Tuy nhiên doanh thu giảm kéo theo là sự xụt giảm của lợi nhuận. Mặc dù cẩn trọng, đề phòng rủi ro, song doanh nghiệp nên tìm các biện pháp nhằm nâng cao doanh thu trong giai đoạn tới.

2.4.2.2. Phân tích sự ảnh hưởng của chi phí tới lợi nhuận của CTCP Đầu tư BIG

Thông qua phần khái quát chung về kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư BIG , ta thấy sở dĩ lợi nhuận của công ty còn bị đánh giá chưa hiệu quả là do sự tăng lên của của các khoản chi phí cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu . Để giải thích cho sự tăng lên bất thường này, trước hết phải tìm hiểu rõ cơ cấu của tổng chi phí, qua đó biết rõ nguyên nhân làm hạn chế lợi nhuận của doanh nghiệp. Ta có bảng sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu các thành phần chi phí của CTCP Đầu tư BIG

Đơn vị: Nghìn đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chi phí HĐKD 6.638.167 29,85 7.166.721 20,83 3.725.596 27,70 528.554 7,96 -3.441.124 -48,02 Chi phí HĐTC 12.328.132 55,43 22.833.343 66,37 5.933.860 44,11 10.505.212 85,21 -16.899.484 -74,01 Chi phí quản lý DN 3.271.672 14,71 4.404.024 12,80 3.790.296 28,18 1.132.352 34,61 -613.728 -13,94 Chi phí khác 2.349 0,01 324 0,00 1.159 0,01 -2.024 -86,19 835 257,23 Tổng chi phí 22.240.319 34.404.412 13.450.911 12.164.094 54,69 -20.953.502 -60,90

Nguồn: Phòng Kế toán - CTCP Đầu tư BIG

Khoản chi phí có tác động lớn nhất tới tổng chi phí của công ty trong giai đoạn này là chi phí tài chính. Năm 2010, doanh nghiệp lựa chọn vay ngắn hạn nhằm đầu tư dài hạn, do đó sự tăng vọt của chi phí tài chính trong năm 2011 cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, việc gia tăng trong đầu tư tài chính cũng làm phát sinh cao chi phí tài chính của doanh nghiệp như sự thua lỗ từ việc chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn,chi phí giao dịch bán chứng khoán, vàng và ngoại hối,chi dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn,…Năm 2011, chi phí tài chính của công ty đạt mức cao đỉnh điểm là 22.833.343 nghìn đồng, tăng 85.21% so với năm 2010, chiếm 66,37% tổng chi phí toàn công ty. Năm 2012, doanh nghiệp thay đổi chính sách kinh doanh, cố gắng chi trả các khoản nợ, e sợ rủi ro, giảm mạnh đầu tư tài chính, chi phí tài chính chỉ còn 5.933.860 nghìn đồng, giảm 74.01% so với năm 2011. Tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 44.11% song đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy công ty đã tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng chi phí bỏ ra quá cao như hiện nay.

Năm 2011, công ty đầu tư mạnh trong tất cả các lĩnh vực, do đó chi phí HĐKD và chi phí quản lý doanh nghiệp đều cao. Chi phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh tăng,chi phí phân bổ ngắn hạn lớn, chi trả nhân viên tăng, bên cạnh đó tồn đọng bất động sản, làm tăng chi phí khấu hao tài sản,….kéo theo sự tăng lên của chi phí KD năm 2011, lên tới 7.166.721 nghìn đồng, chiếm 20,83% tổng chi phí. Quyết định thu hẹp kinh doanh kịp thời của công ty trong năm 2012, làm giảm mạnh khoản chi phí KD này, xuống chỉ còn 3.725.596 nghìn đồng , giảm 48.02% so với năm 2011. Tương tự, như chi phí KD, chi phí quản lý doanh nghiệp cùng có xu hướng biến đổi. Năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 4.404.024 nghìn đồng, chiếm 12,80% tổng chi phí. Khoản chi phí này cũng đã giảm 13,94%, tương đương với giảm 613.728 nghìn đồng, chiếm 28.18% tổng chi phí.

Các khoản chi phí khác của doanh nghiệp rất thấp, chỉ ở mức 0.01% tổng chi phí cho giai đoạn này. Cho thấy, khoản chi phí này hầu như không tác động tới tổng chi phí của công ty.

 Nhận xét chung về chi phí:

Sự gia tăng hay giảm đi của các khoản chi phí đều có tác động trực tiếp tới lợi nhuận. Năm 2011, mặc dù doanh thu của công ty có tăng lên, song tổng chi phí lại quá lớn, dẫn tới lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Nguyên nhân là do sự tăng vọt của chi phí tài chính. Nhận thức được vấn đề này, năm 2012, mặc dù doanh thu có giảm mạnh so với năm 2011, song chi phí lại thấp hơn, nên lợi nhuận năm 2012 được đánh giá có hiệu quả cao hơn so với năm 2011. Bên cạnh đó, các khoản chi phí KD và chi phi quản lý doanh nghiệp tuy có thay đổi song biến động không lớn. Tiết kiệm chi phí luôn là biện pháp có hiệu quả nhanh nhắm nâng cao lợi nhuận. Doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được năm 2012 trong giai đoạn tới.

2.4.3. Đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu,chi phí, vốn kinh doanh và lợi nhuận của công ty

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, Công ty càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận của Công ty thu được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu thì có thể đưa ra những kết luận sai lầm, bởi lẽ số lợi nhuận này có thể không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra. Để khắc phục kiếm khuyết này chúng ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.

Căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty trong 4 năm 2009,2010,2011,2012 đã thống kê được trong thời gian thực tập, em đã tính toán được bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình thực hiện lợi nhuận trong mối quan hệ doanh thu, chi

phí và vốn kinh doanh. Đơn vị : VNĐ

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch năm 2011 với 2010 Chênh lệch năm 2012 với 2011 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 35.651.128.753 38.853.923.345 18.708.526.183 3.202.794.592 8,98 -20.145.397.162 -51,85

2. Tổng chi phí 18.968.647.290 30.000.388.493 13.450.910.872 11.031.741.203 58,16 -16.549.477.621 -55,16 3. Vốn kinh doanh bình quân 44.328.275.350 55.146.596.533 37.069.937.878 10.818.321.183 24,41 -18.076.658.655 -32,78 4. Vốn CSH bình quân 20.499.569.867 18.622.909.448 17.956.290.351 -1.876.660.419 -9,15 -666.619.097 -3,58 5. Lợi nhuận sau thuế 10.058.107.443 3.337.133.970 3.943.211.483 -6.720.973.473 -66,82 606.077.513 18,16 6. ROS (%) 28,21% 8,59% 21,08% -19,62% - 12,49% - 7. Tỷ suất LNKD/ TổngCP(%) 53,02% 11,12% 29,32% -41,90% - 18,19% - 8. ROA 22,69% 6,05% 10,64% -16,64% - 4,59% - 9. ROE(%) 49,06% 17,92% 21,96% -31,15% - 4,04% -

Nguồn: Phòng Kế toán - CTCP Đầu tư BIG

Từ bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của CTCP Đầu tư BIG có tăng lên, tăng 8,98%, song tăng nhanh không bằng tốc độ của tổng chi phí là 58,16% trong năm 2011. Sở dĩ có sự tăng vọt của tổng chi phí này trong năm 2011 là do công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh làm gia tăng chi phí kinh doanh lẫn chi phí quản lý doanh nghiệp; bên cạnh đó vay vốn ngắn hạn đầu tư BĐS, làm tăng lãi vay, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, ngoại hối thua lỗ, đẩy chi phí tài chính lên cao đỉnh điểm. Điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh trong năm 2011, từ 10.058.107.443VNĐ giảm xuống chỉ còn 3.337.133.970VNĐ, giảm 66,82% so với 2010. Năm 2012, tuy doanh thu giảm 51,85% song chi phí phí giảm mạnh hơn là 55,16%, nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 hiệu quả hơn, đạt 3.943.211.483VNĐ. Giai đoạn này, công ty mở rổng kinh doanh song đã thu hẹp kịp thời nên vốn kinh doanh cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2011, VKDbq đạt 55.146.596.533VNĐ, tăng 24,41% so với năm 2010; và thu hẹp lại chỉ còn 37.069.937.878 VNĐ trong năm 2012. Trong khi đó, VCSH bình quân giảm 9,15% xuống chỉ còn 18.622.909.448VNĐ năm 2011, và tiếp tục giảm xuống chỉ còn 17.956.290.351 VNĐ trong năm 2012. Những điều này gây ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi các tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm 2011, cụ thể như sau:

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu ROS

Đây chính là tỷ lệ giữa LNST đạt được trong kỳ với tổng doanh thu mà công ty thu được trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu như trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thu được sẽ mang lại cho CTCP Đầu tư BIG là 28,21đồng LNST, thì sang năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu được đã mang lại 8,58đồng LNST với tỷ lệ giảm là 19,62%.Như vậy so với năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên tổng doanh thu của CTCP Đầu tư BIG giảm mạnh, do tốc độ tăng vượt của chi phí so với tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy 2011 là năm mà hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thấp. Tuy nhiên trong năm 2012, tỷ suất này đã tăng lên, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu được đã mang lại 21,08 đồng lợi nhuận với tỷ lệ tăng là 12,49%. Chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty trong năm này đã được cải thiện hiệu quả hơn trong năm 2012.

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí

Tỷ suất này được dùng để phản ánh tình hình kiểm soát chi phí của CTCP Đầu tư BIG. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được hiệu quả của việc quản lý chi phí trong công ty. Trong năm 2010 cứ 100 đồng chi phí mà công ty bỏ ra thì thu về được 53,02 đồng LNST, cho thấy năm này công ty hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận đạt được xứng đáng với chi phí công ty bỏ ra. Còn sang năm 2011 thì cứ 100 đồng chi phí bỏ ra công ty lại thu về được 11,12 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với năm 2010, giảm 41,90%. Tuy kết quả đạt được không phải là quá thấp ,nhưng điều này cũng chứng tỏ rằng trong năm 2011 công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt. Tổng chi phí tăng 11.031.741.203 VNĐ, tăng 58,16%, chủ yếu do sự tăng vọt của chi phí tài chính, do sự bất hợp lý trong lựa chọn vay vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn của công ty, bên cạnh đó là sự tăng lên của các khoan chi phí kinh doanh và chi phí quản lý chịu ảnh hưởng của lạm phát kinh tế. Năm 2012, khắc phục kịp thời, không ngừng hạ thấp chi phí, tỷ suất này đã tăng 18,19%, tức đạt 29,32%. Nghĩa là cứ cứ 100 đồng chi phí bỏ ra công ty lại thu về được 29,32 đồng LNST. Doanh nghiệp nên tiếp tục nâng

cao chỉ tiêu trong giai đoạn tới bằng cách tiết kiệm chi phí, qua đó nâng cao được lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh bình quân ROA:

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong quá trình hoạt động của Công ty.

Trong năm 2010, cứ 100 đồng vốn kinh doanh được sử dụng trong kỳ đã mang lại cho CTCP Đầu tư BIG là 22,69 đồng LCST. Nhưng sang năm 2011 thì tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên vốn kinh doanh bình quân giảm 16,64%. Có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì công ty chỉ thu được về 6,05 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên vốn kinh doanh bình quân giảm trong năm 2011 là do sự tăng mạnh của tổng vốn kinh doanh bình quân bởi mở rộng lĩnh vực đầu tư, song kinh doanh không hiệu quả dẫn tới lợi nhuận thu về thấp hơn. Chứng tỏ rằng CTCP Đầu tư BIG đã sử dụng chưa thật sự có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh so với năm 2010. Thực trạng này đã được cải thiện trong năm 2012, tỷ suất này tăng 4,59%,đạt 10,64%, nghĩa là cứ 100đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu về được 10,64 đồng LNST. Giai đoạn tới,công ty cần phải xem xét nhằm có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa, qua đó sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty trong những năm sau.

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sỡ hữu bình quân ROE:

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh mức sinh lời của đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra trong quá trình hoạt động của Công ty.

Trong năm 2010, cứ 100 đồng vốn CSH được sử dụng trong kỳ đã mang lại cho CTCP Đầu tư BIG là 49,06 đồng LNST. Cho thấy năm này doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, tạo được niềm tin cho các cổ đông. Song, sang tới năm 2011, tỷ suất này giảm mạnh, giảm 31,15% so với năm 2010, do sự giảm mạnh của LNST, nghĩa là 100 đồng vốn CSH được sử dụng trong kỳ chỉ mang lại cho CTCP Đầu tư BIG là

17,92đồng LNST. Năm 2012, tỷ suất này tăng lên đạt 21,96%, hiệu quả hơn so với năm 2011. Việc giảm mạnh đột ngột của chỉ tiêu này trong năm 2011 đã làm công ty gặp khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư và giảm lòng tin của cổ đông đối với doanh nghiệp. Công ty nên có biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sỡ hữu hơn nữa, góp phần nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường.

 Nhận xét chung:

Sự giảm mạnh đột ngột của các tỷ suất lợi nhuận trong năm 2011, và sự tăng nhẹ của nó trong năm 2012, cho thấy doanh nghiệp đã tìm ra cách khắc phục, hướng đi hợp lý hơn, phù hợp hơn với tình hình công ty và thực trạng kinh tế hiện nay.

2.5. Tình hình phân phối lợi nhuận tại CTCP Đầu tư BIG

Phân phối lợi nhuận là quá trình phân chia và sử dụng các khoản lợi nhuận thu được sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân phối lợi nhuận đúng đắn sẽ

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư BIG (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w