- Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ dày ruột Kiểm tra cơ
2. Nguyên lý phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thuỷ sản
2.3.2. Cải tiến ph−ơng pháp quản lý, nuôi d−ỡng động vật thuỷ sản:
Thả ghép các loài cá và mật độ thả thích hợp:
Trong kỹ thuật nuôi cá ng−ời ta th−ờng nuôi ghép nhiều loài cá và chọn mật độ thả t−ơng đối dày để nâng cao sản l−ợng. Đứng về góc độ phòng bệnh cho cá, nếu trong cùng một thuỷ vực nuôi ghép nhiều loài cá tất nhiên mật độ của từng loài cá sẽ th−a hơn thuận lợi cho phòng bệnh đồng thời mỗi loài cá có khả năng miễn dịch đối với một số sinh vật gây bệnh nên điều kiện để phát sinh ra bệnh trong thủy vực ghép ít hơn ao nuôi chuyên một loài với mật độ dày.
Nh− vậy nuôi ghép nhiều loài cá vừa tận dụng đ−ợc nguồn thức ăn, không gian sống rộng rãi lại phòng bệnh tốt. Tỷ lệ ghép và loài ghép không thích hợp sẽ gây ra hiện t−ợng tranh giành thức ăn cá sẽ bị gầy đi.
Trong các thuỷ vực nuôi ghép những loài cá nào và mật độ bao nhiêu căn cứ vào độ sâu, chất n−ớc, thức ăn, tính ăn của cá, việc chăm sóc, quản lý cũng nh− trang thiết bị. Nuôi mật độ quá dày, cá sống chật chội, cá bị bệnh có điều kiện thuận lợi để lây lan cho cá khoẻ, cá sinh tr−ởng chậm, cá gầy yếu, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh và gây ra chết hàng loạt. mùa hè dễ thiếu oxy làm cho cá chết ngạt. Nhiều loại bệnh th−ờng hay phát triển mạnh trong các ao −ơng cá mật độ dày, ao có mực n−ớc thấp. Mùa hè nhiệt độ cao, −ơng cá h−ơng mật độ dày tỷ lệ hao hụt cao do ký sinh trùng Trichodina ký sinh. Nếu nuôi mật độ quá dày phải th−ờng xuyên sục khí và cho ăn đầy đủ đồng thời theo dõi môi tr−ờng và chăm sóc quản lý tốt.
Nuôi luân canh các động vật thuỷ sản
Trong một ao nuôi hay một khu vực nuôi động vật thuỷ sản quá trình nuôi đã tích luỹ nhiều chất thải và các mầm bệnh. Những chất thải và các mầm bệnh này sẽ ảnh h−ởng và gây bệnh cho các chu kỳ nuôi tiếp. Dựa vào các đặc tính mùa vụ của các đối t−ợng nuôi chúng ta có thể nuôi xen canh trên một ao nuôi, giúp cho các đối t−ợng nuôi mới không bị nhiễm những mầm bệnh của các chu kỳ nuôi tr−ớc và chúng có thể tiêu diệt đ−ợc các mầm đó. Nh− một ao nuôi tôm nhiều vụ sẽ tích luỹ nhiều mầm bệnh của tôm ở đáy ao, nếu chúng ta khi nuôi tôm tẩy dọn ao không sạch thì dễ dàng mắc bệnh. Nh−ng sau một chu kỳ nuôi tôm, chúng ta nuôi cá rô phi hay trồng rong câu, chúng có thể dọn và làm giảm các mầm
bệnh trong đáy ao, vì những mầm bệnh virus ở tôm không gây bệnh cho cá rô phi và rong câu.
Một ao nuôi baba nhiều vụ, d−ới đáy ao sẽ tích luỹ nhiều chất thải gây ô nhiễm, xuất hiện sinh vật bám dơn bào: Zoothamnium, Tokophrya, Epistylis... Sau chu kỳ nuôi baba chúng ta nuôi các loài cá ăn thức ăn là động vật, thực vật phù du và sinh vật bám (mè, trôi, rô phi..), cá ăn các sinh vật bám th−ờng gây bệnh cho baba và cá ăn sinh vật phù du, kích thích sinh vật phù du phát triển sẽ lọc sạch dần môi tr−ờng n−ớc. ở những khu vực khí hậu thay đổi lớn nh− miền Bắc Việt Nam chúng ta nên nuôi tôm sú ở các đầm n−óc lợ từ tháng 5 - 8, sau đó ta nuôi rô phi và mùa đông nuôi cua thì sẽ đảm bảo cho các đối t−ợng nuôi đều phát triển tốt và không nhiễm bệnh. Bởi vì tháng 5 - 8 thời tiết ấm và ổn định ta có thể nuôi tôm sú rất phù hợp. Từ tháng 8 - 11 thời tiết m−a nhiều, nắng nóng nên ta chỉ có thể nuôi rô phi chúng có thể chịu đ−ợc và dọn các mầm bệnh của tôm thải ra. Mùa đông và mùa xuân từ tháng 12 - 4 sang năm, cua có thể chịu đựng đ−ợc nhiệt độ lạnh nên chúng có thể sinh tr−ởng và không bị bệnh nắng nóng mùa hè.
Cho cá, tôm ăn theo ph−ơng pháp “4 định”:
Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho cá, tôm ăn theo “4 định”, cá tôm ít bệnh tật, nuôi cá đạt năng suất cao
Định chất l−ợng thức ăn: Thức ăn dùng cho cá, tôm ăn phải t−ơi, sạch sẽ không bị mốc meo, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh d−ỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn.
Định số l−ợng thức ăn: Dựa vào trọng l−ợng cá, tôm để tính l−ợng thức ăn, th−ờng sau khi cho ăn từ 3 -4 h cá tôm ăn hết là l−ợng vừa phải. Cá tôm ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện t−ợng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi tr−ờng sống.
Định vị trí để cho ăn: Muốn cho cá tôm ăn một nơi cố định cần tập cho cá tôm có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá tôm ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn laị quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cá tôm. Ngoài ra để phòng bệnh cho cá tôm tr−ớc các mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cá tôm đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh.
Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho cá tôm ăn 2 lần. Ví dụ nh− nuôi cá lồng, nuôi mật độ dày nên cho ăn nhiều lần hơn nh−ng số l−ợng ít đi.
Các cơ sở nuôi cá tôm th−ờng dùng phân hữu cơ bón xuống thuỷ vực bổ sung chất dinh d−ỡng để cho sinh vật phù du phát triển cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá tôm. Phân bón phải ủ kỹ với 1% vôi nung và bón liều l−ợng thích hợp nếu không sẽ làm xấu môi tr−ờng n−ớc ảnh h−ởng đến sức đề kháng của cơ thể cá tôm. Thực hiện biện pháp kỹ thuật cho cá tôm ăn theo “4 định” tuỳ từng mùa vụ, chất n−ớc, điều kiện môi tr−ờng và trạng thái cơ thể cá tôm .. mà có sự thay đổi cho thích hợp.
Th−ờng xuyên chăm sóc quản lý:
Hàng ngày nên có chế độ thăm ao theo dõi hoạt động của cá để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay không cho bệnh phát triển và kéo dài. Cần quan sát biến đổi chất n−ớc, bổ sung nguồn n−ớc mới đảm bảo đầy đủ oxy và hạn chế các chất độc. Để tạo môi tr−ờng cá sống sạch sẽ cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và cá chết, các thức ăn thừa thải, tiêu độc nơi cá đến ăn đề hạn chế sinh vật gây bệnh sinh sản và lây truyền bệnh.
Thao tác đánh bắt, vận chuyển nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho cá:
Trong n−ớc luôn luôn tồn tại các sinh vật gây bệnh cho cá, vì vậy trong quá trình −ơng nuôi vận chuyển đánh bắt thao tác phải thật nhẹ nhàng nếu để cá bị th−ơng là điều kiện thuận lợi cho sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể .