Nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ NAM (Trang 38 - 40)

+ Về cơ chế chính sách: Ngân hàng hoạt động trong một môi trường có nhiều cơ chế chính sách không đồng bộ như: Cấp vốn, xử lý tài sản, cơ chế về lãi suất, thị trường tiền tệ, việc thay đổi cơ chế điều hành làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư có hiệu quả của ngân hàng.

+ Về phía khách hàng: Thị trường sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, manh mún, hàng hoá tiêu thụ không có uy tín trên thị trường, rất khó thâm nhập và phát triển, trong khi đó năng lực tài chính của doanh nghiệp lại yếu, hầu như không đủ vốn để giải quyết các vướng mắc trong kinh doanh và tạo động lực cho sự phát triển, nên hiệu quả kinh doanh rất thấp.

NHCT Hà Nam có nợ tồn đọng 30% thuộc nợ cho vay ngoài quốc doanh; 70% thuộc nợ cho vay kinh tế quốc doanh. Trong hoạt động thực tế mâu thuẫn đặt ra là đến năm 2001 cho vay kinh tế ngoài quốc doanh diễn ra rất khó khăn, biểu hiện ở số lượng khách hàng vay, doanh số cho vay giảm hoặc tăng không đáng kể; Nợ quá hạn tăng cao cũng có một số quan điểm cho rằng, vốn cho vay của các NHTM thoả mãn nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất kinh doanh, thực tế khảo sát cho thấy không phải vậy, mà có vấn đề nổỉ cộm là nhu cầu vốn vay của hộ sản xuất kinh doanh rất lớn, song ngân hàng không cho vay được, nguyên nhân do rất nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách về vốn tự có, tài sản thế chấp...

+ Các nguyên khác:

• Sự phát triển kinh tế nói chung bị chững lại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ gặp khó khăn. Vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư lớn của Chính phủ vào địa bàn tỉnh hầu như không có, các đơn vị kinh tế quốc doanh sau khi được tái lập đã dần bộc lộ yếu kém, thua lỗ và phá sản mất khả năng chi trả.

• Mô hình kinh tế cũng bộc lộ những hạn chế đó là: Quy mô nhỏ bé, không có khả năng sản xuất hàng hoá cao. Khu công nghiệp mới Đồng Văn đã hình thành từ vài năm nay nhưng hầu như không thu hút được đầu tư.

• Không có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động thấp, việc sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

• Chính sách của Nhà nước về quyền sử dụng đất còn nhiều vướng mắc, hầu hết các hộ sản xuất kinh doanh muốn vay vốn đều chưa được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất. Chính sách về bán thanh lý tài sản thế chấp còn bất cập làm cho các tài sản bắt nợ của ngân hàng không bán được.

• Cho vay hộ sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua chỉ mới hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất với dự án đầu tư nhỏ, lẻ, trên địa bàn chưa có các dự án tập trung để hộ sản xuất và ngân hàng tham gia. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, vùng nghề, làng nghề phát triển ở diện hẹp, hiệu quả chưa cao.

• Mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng với các cấp chính quyền, nhất là phường, xã, thị trấn có vai trò quan trọng trong cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Những nơi có chính quyền ủng hộ mạnh hoạt động ngân hàng thì mang lại hiệu quả rõ rệt, nếu ngược lại thì chất lượng giảm sút, biểu hiện nợ quá hạn trong dân cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ NAM (Trang 38 - 40)