Thiết kê logo (Biểu trưng cho công ty)

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP (Trang 50)

f. Tổng họ p:

3.2.1. Thiết kê logo (Biểu trưng cho công ty)

Biểu trưng là những hình ảnh và ký hiệu dựng để truyền đạt thông điệp qua kênh thị giác, để biểu hiện một đối tượng hay một ý niệm nào đó trong đời sống xã hội. Biểu trưng diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ ẩn dụ, ước lệ đồng thời cũng là ngôn ngữ hàm xúc. Nó tự kết tinh, chắt lọc những hình tượng và một số cực ít những ký hiệu hình ảnh, làm cho lượng thông tin được nhân lên gấp bội. Ký hiệu và hình ảnh trong biểu trưng thường mang tính đa nghĩa, gây liên tưởng trực tiếp và gây liên tưởng gián tiếp. Nếu biểu trưng chỉ có những hình ảnh liên tưởng cụ thể thì không tạo được ý niệm sâu xa trong tưởng tượng của con người. Biểu trưng là thể loại đòi hỏi tính cô đọng cao.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều biểu trưng trong xã hội hiện nay, là bằng chứng chứng minh cho sự quan trọng và nhu cầu thiết yếu trong đời sống. Một biểu trưng đẹp không chỉ do bố cục đẹp, mà trước tiên nó bộc lộ bản chất của sự vật, nó phản ánh tinh thần của sản phẩm, nó phát tín hiệu duy nhất của nội dung và hình thức của sản phẩm ấy, bởi sự hoàn chỉnh ấy bao giờ cũng qua sự gọt giũa đến độ tinh tế của nhà thiết kế. Việc hiểu và nắm bắt các

nguyên tắc khi thiết kế logo cùng với khả năng tư duy sáng tạo của người hoạ sỹ thiết kế sẽ đưa đến sự hoàn chỉnh nhất cho biểu trưng.

Nguyên tắc cơ bản nhất mà biểu trưng cần phải có đó là sự tối giản. Biểu trưng là sự chắt lọc tối đa cùng các yếu tố tạo hình, chỉ còn lại những hình tượng đặc trưng nhất, tinh tuý nhất để gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc cho người xem. Biểu trưng càng cô đọng về hình thức, xúc tích về ý nghĩa thì càng đạt hiệu quả cao, dễ phân biệt, tiện lợi cho sử dụng. Biểu trưng rất kỵ sự rườm rà, từ ngoại hình đến cấu trúc, từ màu sắc đến đường nét đều nên tránh sự rối rắm.

Có nhiều dạng biểu trưng: Biểu trưng có cấu trúc bằng tên hãng, cấu trúc bằng chữ viết tắt, cấu trúc bằng một chữ cái, hay bằng hình tượng ẩn dụ, ký hiệu, cấu trúc tổng hợp...

Màu sắc có nhiều biểu trưng cũng cần đơn giản tới mới tối đa. Việc thiết kế màu sắc của biểu trưng phải dựa trên cơ sở của mầu trên nền nhất định. Mầu thường chỉ có hai đến ba mầu, thường dùng ở dạng phẳm (màu bệt), ít dùng chuyển sắc điệu. Trong một số trường hợp vẫn cần nhiều mầu hơn hoặc nếu có chuyển thì người ta thường dùng thủ pháp đồ hoạ: chuyển một mầu phẳng thành các nét, các điểm để có độ trung gian. Có thể chỉnh lý để sự sắp xếp mầu ăn ý, đẹp mắt. Tuy nhiên mầu sắc của biểu trưng có thể thay đổi cho phù hợp với vị trí xuất hiện của biểu trưng trên các chất liệu khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Phương án thiết kế biểu trưng cho công ty An Phong

Biểu trưng thiết kế cho công ty An Phong được cách điệu từ hai chữ cái A và P từ tên của công ty. Do đặc tính hoạt động của công ty trong lĩnh vực sản xuất nên hai chữ cái được cách điệu đơn giản và nghiêm túc. Thể hiện được tính chất chung của một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp.

Phương án thiết kế thương hiệu cho dòng sản phẩm Bút viết TechOne

Khác với biểu trưng là tín hiệu nhận diện của một công ty, thương hiệu chỉ là tín hiệu để nhận diện cho một dòng sản phẩm trong nhiều dòng sản phẩm mà công ty sản xuất. Ở đây, khi thiết kế thương hiệu cho dòng sản phẩm Bút của công ty An Phong, tôi thiết kế chữ techone theo phong cách đơn giản. Chữ TechOne dịch ra là công nghệ số 1, nhằm khẳng định được sức mạnh, năng lực, công nghệ sản xuất Bút của Công Ty AN PHONG.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w