Chữ trong logo

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP (Trang 40 - 41)

f. Tổng họ p:

2.3.2.5. Chữ trong logo

Là cách sử dụng tên thương hiệu bàng cách sử dụng kiểu chữ đặc thù, bao gồm việc sử dụng phông chữ , chữ hoa, chữ thường, thay đổi độ đậm nhạt hoặc cách viết cách điệu. Khi thiết kế logo theo cách này người thiết kế có thể dựng thiết kế đặc thù của tên thương hiệu đầy đủ hoặc viết tắt.

Ví dụ : Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam, tên giao dịch Quốc tế: Vietnam Television Technology Investment and Development Company, viết tắt là VTC. Bản thân tên viết tắt VTC này do xuất hiện dưới hình thức của một logo nên nó nghiễm nhiên trở thành tên thương hiệu.

2.3.2.6. Màu sắc

Trong logo, màu sắc thường đơn giản không cầu kỳ, phức tạp, dễ bắt mắt, nổi bật, và thể hiện được một tiêu chí nào đó của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Chính vì lẽ đó mà trong logo sử dụng càng ít màu càng tốt, có khi chỉ một màu duy nhất và cũne là để thuận tiện trong việc in ấn trên các chất liệu khi cần thiết và trên sản phẩm được dễ dàng.

Việc sử dụng logo trong từng sản phẩm mà không làm mất đi tổng quan thiết kế, thì sự biến đổi màu sắc của logo cũng rất linh động. Tùy từng nền màu, đặt logo mà logo có những màu sắc tương ứng, phù hợp. Một logo bao giờ cũng có một màu chính xác nhất gọi là màu nguyên, bản. Từ màu nguyên bản, người họa sỹ có thể triển khai các phương án biến đổi khác nhau. Nhưng nhiều khi màu nguyên bản này không thay đổi mà nó ấn định cho loàn bộ

phương án thiết kế khác.

Bên cạnh việc thể hiện nhũng thông tin về chủ thể sở hữu. logo còn mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với nhãn hiệu hàng hóa. Tính cá nhân của logo chứa đựng sự sáng tạo về mặt nghê thuật và cho nó một bề ngoài hoàn chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy trong một loso tồn tại thuộc tính phân biệt và sáng tạo. Điều này lạo cho logo một đặc tính riêng, vừa mang những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của chủ sở hữu, vừa mang dấu hiệu của nhà thiết kế.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w