III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
---oOo---
I. - MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ. - Học sinh tích cực học tập và tìm hiểu bài.
II. - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy - học. Giấy A0, bút vẽ dùng cho các nhóm.
III. - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/- Ổn định lớp 2/- Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
3/- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 132/sgk trả lời các câu hỏi:
+ Thức ăn của bò là gì?
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
+ Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? - GV nhận xét và chốt ý.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, phát giấy A0 cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm “Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ”. - Yêu cầu nhóm hoàn thành sớm nhất đính bài làm lên bảng và trình bày.
- GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 133/sgk, trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ. + Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh cả lớp lắng nghe.
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- HS quan sát, nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
+ Thức ăn của bò là cỏ.
+ Giữa cỏ và bò có mối quan hệ thức ăn. Cỏ là thức ăn của bò.
+ Phân bò được phân hủy trở thành chất khoáng cung cấp cho cỏ.
+ Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, nhận giấy. Tiến hành thảo luận làm bài theo yêu cầu.
- Đại diện 1 nhóm đính bài làm lên bảng và trình bày. Các nhóm theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát hình, nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung. + Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+ Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này
- GV giảng: Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133/sgk, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác
- Yêu cầu HS nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
- Hỏi: Chuỗi thức ăn là gì? - GV nhận xét và kết luận.
4/- Củng cố và dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc nội dung cần ghi nhớ/sgk.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
được rễ cỏ hút để nuôi cây. - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- 1 HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và chữa lại (nếu sai).
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 học sinh tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp theo dõi và đọc thầm sách giáo khoa.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
_________________________________
LỊCH SỬ
Tổng kết
---oOo---
I. - MỤC TIÊU:
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang - Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang - Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.
* Ví dụ, thời Lý: dời đô ra Thăng Long, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai…
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương. An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
* Ví dụ: Hùng Vương dựng nước Văn Lang, Hai Bà Trưng: khởi nghĩa chống quân nhà Hán…
- Học sinh tích cực học tập và tìm hiểu bài.
II. - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy - học.
- Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong sgk (phóng to). Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học.
III. - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/- Ổn định lớp 2/- Kiểm tra bài cũ:
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời: Mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
3/- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác. - GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học, lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê: + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào? + Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào?
+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?
- 2 HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi của giáo viên. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh cả lớp lắng nghe.
Tổng kết
- Học sinh cả lớp dựa vào kiến thức đã học, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát nội dung thống kê, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn: buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm trước công nguyên đến năm 179 trước công nguyên. + Giai đoạn này các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương.
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
- GV nhận xét và chốt ý.
- Tiến hành tương tự với các giai đoạn còn lại.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Tổ chức HS thi kể về các nhân vật lịch sử kể trên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4/- Củng cố và dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc mục cần ghi nhớ/sgk. - GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng. Nền văn minh sông Hồng ra đời.
- Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu tên một nhận vật: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,… - HS tiếp nối nhau thi kể trước lớp. cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng theo yêu cầu. Cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
_________________________________
ĐỊA LÍ
Ôn tập
---oOo---
I. - MỤC TIÊU:
- Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính…
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
II. - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính kinh tế Việt Nam.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về khai thác dầu khí, khai thác và nuôi trồng hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
III. - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/- Ổn định lớp 2/- Kiểm tra bài cũ:
- Đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
- GV nhận xét và cho điểm học sinh.
3/- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV đính bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam lên bảng lớp.
- Yêu cầu HS lần lượt chỉ các địa danh trên bản đồ theo yêu cầu của câu 1/sgk.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp, cá nhân
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài 3, 4/sgk.
- Mời HS trình bày kết quả thảo luận.
- 2 HS trả lời các câu hỏi:
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản?
- Học sinh cả lớp lắng nghe.
Ôn tập
- Cả lớp quan sát.
- 6 HS tiếp nối nhau lên bảng chỉ các địa danh theo yêu cầu và giới thiệu. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp tiến hành làm việc theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
- GV nhận xét và kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ. Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
luận. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung. - Cả lớp lắng nghe và kết luận.
- Cả lớp chia thành 3 nhóm. Các nhóm tiến hành chơi trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
A
A B
1. Tây Nguyên a. Sản xuất nhiều gạo, trái cây thuỷ sản nhất cả nước. 2. Đồng bằng Bắc Bộ b. Nhiều đất đỏ ba dan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta. 3. Đồng bằng Nam Bộ c. Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
4. Đồng bằng miền
Trung d. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển.
5. Hoàng Liên Sơn đ. Trồng rừng để phủ xanh đất trồng, Đồi núi trọc, có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta.
6. Trung du Bắc Bộ e. Trồng lúa trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa- tít để làm phân bón.
A
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4/- Củng cố và dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Cả lớp theo dõi.
* Lời giải đúng: ghép 1 với b; 2 với c; 3 với a; 4 với d; 5 với e; 6 với đ.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
_________________________________