Giải pháp về thông tin hỗ trợ thẩm định

Một phần của tài liệu Nội dung thẩm định dự án Xây dựng văn phòng (Trang 33 - 35)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.1.5Giải pháp về thông tin hỗ trợ thẩm định

Thông tin là một nhân tố hết sức quan trọng đối với công tác thẩm định dự án. Nó là cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các dự án và cũng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định kinh doanh của mình. Không những thế thông tin nhiều khi còn có thẻ giúp ngân hàng nắm bắt được thời cơ, ra quyết định đầu tư phù hợp, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đề cao vai trò của thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, có nhà ngân hàng từng nói: hoạt động kinh doanh ngân hàng đang dần trở thành hoạt động kinh doanh thông tin. Thông tin có vai trò quan trọng như vậy thì cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu xem thông tin xuất phát từ nguồn nào, chất lượng của thông tin ra sao, có phù hợp và đảm bảo độ chính xác cho công tác thẩm định dự án hay không. Như phần trên đã nói, một trong những hạn chế của công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh Tây Hà Nội là vấn đề thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin. Bằng vốn kiến thức và những tìm hiểu về lĩnh vực này, tôi xin đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này như sau:

+ Thứ nhất, để biết được những thông tin tài chính cũng như những thông tin khác về doanh nghiệp vay vốn thì cán bộ thẩm định của ngân hàng phải tiến hành những cuộc phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan tới dự án và doanh nghiệp như: giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ lập dự án, ngoài những hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Những cuộc phỏng vấn này nhằm mục đích chính là kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, tìm hiểu khái quát nhất về năng lực trình độ của họ, ý tưởng sự hiểu biết cũng như sự quan tâm của họ đối với dự án. Tuy nhiên để công việc thu thập thông tin này đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có rất nhiều kinh nghiệm, năng lực quan sát. Để có được điều đó thì cán bộ thẩm định cần phải tự tạo ra, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân mình trong quá trình làm việc chứ không phải sách vở nào hướng dẫn cụ thể việc này.

+ Thứ hai là cán bộ thẩm định ngoài việc thu thập, kiểm tra thông tin từ chính doanh nghiệp vay vốn cung cấp thì còn cần phải khai thác triệt để những thông tin do trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng nhà nước cung cấp. Trung tâm này là nơi lưu trữ

các thông tin cần thiết, cơ bản của doanh nghiệp. Từ những nguồn thu thập được này, nó cho phép cán bộ thẩm định có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về tình hình tài chính, lịch sử ra đời, tình hình quan hệ tín dụng và khả năng đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp.

+ Thứ ba, đối với những thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của của sản phẩm thì cán bộ thẩm định phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng. Cán bộ thẩm định cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu về kênh phân phối sẵn có của doanh nghiệp và các kênh mới có thể đưa ra thị trường. Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích thị trường các yếu tố đầu vào để xem xét sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không, có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không, sản phẩm đang ở giai đoạn này của chu kỳ sống, yếu tố đầu vào có được cung cấp ổn định phù hợp với yêu cầu của dự án hay không? Ngoài ra cán bộ thẩm định cần nghiên cứu cả các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm của dự án, có sản phẩm có thể thay thế sản phẩm của dự án hay không? Đối thủ đã tung sản phẩm cạnh tranh ra thị trường hay chưa, theo phương thức nào? Từ đó cán bộ thẩm định mới có thể đưa ra những thông tin chính xác về thị trường của dự án được. Thông tin về thị trường là những thông tin hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của dự án. Hơn nữa để có số liệu chính xác hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp cán bộ thẩm định có thể khai thác thông tin từ một cơ quan khác, đó là cơ quan thuế. Đây là cơ quan nhà nước trực tiếp theo dõi tình hình tài chính doanh nghiệp, số liệu họ cung cấp cho ngân hàng có đọ tin cậy cao, nó là cơ sở để so sánh với nguồn thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp.

+ Thứ tư, các thông tin về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển vùng ngành, lãnh thổ phải được ngân hàng thu thập thường xuyên. Các thông tin này rất quan trọng cho cán bộ thẩm định các dự án liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường… Từ đó mà cho các kết quả thẩm định đáng tin cậy, ra quyết định đầu tư kịp thời, chính xác, hợp lý.

Việc lưu trữ và xử lý thông tin đã thu thập được của những ngân hàng cũng như còn rất hạn chế. Các cán bộ thẩm định khi thu thập được những thông tin cần phải tiến hành sắp xếp, xử lý, lưu trữ thông tin một cách hợp lý. Ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với trung tâm CIC và trung tâm phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng nên sãn sang cung cấp thông tin cho trung tâm để phục vụ cac đơn vị khác. Nhờ mối quan hệ này, ngân hàng mới có thể dễ dang khai thác thông tin tại đây hoặc từ các ngân hàng khác. Xây dựng mối quan hệ thâm thiết với các ngân hàng khác trong và ngoài địa bàn để có thể thu thập được nhưng thông tin hữu ích khác từ phía ngân hàng bạn.

Một phần của tài liệu Nội dung thẩm định dự án Xây dựng văn phòng (Trang 33 - 35)