Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu Giáo án Địa 8 chuẩn (Trang 46)

1. Kiến thức:

- Sự đa dạng, phức tạp của đất(thổ nhưỡng) Việt Nam. - Đặc điểm và phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam. - Tài nguyên và sử dụng chưa hợp lí.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết các loại đất dựa vào ký hiệu.

- Phân tích, nhận xét và rút ra kết luận về đặc điểm, số lượng và sự phân bốcác loại đất ở nước ta.

II/ Phương tiện dạy học:

- Bản đồ đất Việt Nam. - Các lược đồ (SGK)

1. Kiểm tra bài cũ. (Không) 2. Giới thiệu bài: SGK

3. Các hình thức tổ chức dạy học:

Hoạt động của GV – HS Nội dug ghi bảng

HĐ 1

GV/ Giới thiệu các nhân tố quan trọng hình thành đất.

+ Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, sự tác động của con người.

? – HS quan sát H36.1 cho biết từ bờ biển lên núi

cao theo vĩ đọ 200 B gặp các loại đất nào?

+ Đất ven biển, đất bồi tụ, ...,đất mùn núi cao. GV /Nhận xét - kết luận:

HĐ 2 (nhóm)

GV/ Yêu cầu HS quan sát H36.2 cho biết nước ta

có mấy loại đất chính? Xác định phân bố từng loại trên bản đồ? Có thể xếp mấy nhóm đất?

- Trên bản đồ cho biết nhóm đất nào chiếm diện tích lớn? Phát triển trên địa hình nào?

Mỗi nhóm thực hiện một nhóm đất. + Nhóm đất feralit ở các miền núi thấp. + Nhóm đất mùn núi cao.

+ Nhóm đất bồi tụ phù sa sông, biển. - Nhóm trình bày, bổ sung ý kiến.

GV/ Chuẩn xác kiến thức ghi bảng.

I/ Đặc điểm chung của đất Việt Nam:

1. Sự đa dạng của đất.

- Đất ở nước ta đa dạngthể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

- Là điều kiện tốt giúp nền nông nghiệp vừa đa dạng vừa chuyên canh có hiệu quả.

2. Các nhóm đất chính.

Nhóm đất Các loại đất Phân bố Giá trị sử dụng

Đất feralit (65% diện tích lãnh thổ) - Đá mẹ là đá vôi - Đá mẹ là đá badan. - Vùng núi đá vôi phía Bắc. - Nam Đông Bộ, Tây nguyên. - Độ phì cao. - Rất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới.

Đất mùn núi cao (11% diện tích lãnh thổ). - Mùn thô. - Mùn than bùn trên núi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa hình núi cao > 2000m (Hoàng Liên Sơn, Chư Yang Sin)

- Phát triển lâm nghiệp để bảo vệ rừng đầu nguồn. Đất bồi tụ phù sa sông, biển (24% diện tích lãnh thổ) - Đất phù sa sông. - Đất phù sa biển. - Tập trung châu thổ sông Hồng, sông Cưu Long. - Các đồng bằng. - Đất nông nghiệp chính, vai trò rất quan trọng. - Thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Đặc biệt cây lúa nước.

GV/ Cho HS sưu tầm câu tục ngữ dân gian về sử dụng đất của ông cha ta .

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. GV/ Kết luận :

? – Ngày nay Việt Nam đã có những biện pháp gì trong cải tạo đất ?

+ Sử dụng đất hợp lí để chống xói mòn.

+ Tham canh đất tăng năng suất sản lượng cây trồng.

Một phần của tài liệu Giáo án Địa 8 chuẩn (Trang 46)