2. Tại sao phương pháp chỉnh lưu được dùng phổ biến hơn máy phát điện một chiều. 3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này. 3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
1. MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIỀU
a. Cấu tạo
Một khung dây có thể quay xung quanh trục đối xứng cuả nó trong một từ trường đều với vận tốc góc w không đổi sao cho trục vuông góc từ trường.
Bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên và hai chổi quét để lấy điện ra mạch ngoài.
b. Hoạt động
Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi từ thông qua khung dây biến thiên điều hoà thì làm phát sinh trong khung một suất điện động cảm ứng cũng biến thiên điều hoà. Dòng điện trong khung là dòng xoay chiều nhưng do bố trí hai vành bán khuyên, nên khi dòng điện trong khung đổi chiều thì vành bán nguyệt đổi chiều quét, nên ở chổi a luôn luôn có dòng điện đi ra mạch ngoài và ở chổi b luôn luôn có dòng điện từ mạch ngoài đi vào. Vậy chổi a là cực dương, chổi b là cực âm của máy phát điện một chiều này. Dòng điện phát ra là dòng nhấp nháy :
* Trong kỹ thuật máy phát điện có nhiều khung dây đặt lệch nhau và mắc nối tiếp nhau tạo ra dòng điện một chiều hầu như không nhấp nháy.
* Nếu cho dòng điện một chiều chạy vào khung dây thì dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay: máy phát điện một chiều trở thành động cơ điện một chiều.
2. LÝ DO PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LƯU ĐƯỢC DÙNG PHỔ BIẾN HƠN MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIỀU ĐIỆN MỘT CHIỀU
So với máy phát điện một chiều, phương pháp chỉnh lưu được dùng phổ biến hơn, vì nó có các ưu điểm :
* Là phương pháp kinh tế nhất, tiện lợi nhất.
* Thiết bị chỉnh lưu dễ chế tạo nhất, ít tốn kém, gọn, vận chuyển dễ dàng. * Có thể tạo ra dòng điện một chiều có công suất lớn.
Trong khi máy phát điện một chiều chế tạo phức tạp, tốn kèm hơn nên không kinh tế và không tiện lợi. Cổ góp thường xuyên có tia lửa điện, nên chóng hư hỏng và làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử khác ở lân cận.
Io O O
i