Một số ngành kỹ thuật sau đây vẫn phải dùng dòng điện một chiều :
- Mạ điện, đúc điện, vô tuyến điện, nạp điện cho acquy, sản xuất hoá chất, tinh chế kim loại…
- Động cơ điện một chiều vì chúng có ưu điểm hơn động cơ điện xoay chiều ở chỗ có moment khởi động lớn và thay đổi được vận tốc dễ dàng.
- Một số mạch điện tử hoặc một số bộ phận cần điện áp một
chiều.
2. PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LƯU BẰNG DIOD
a. Chỉnh lưu nửa chu kỳ :
- Trong nửa chu kỳ đầu của dòng điện xoay chiều thì A là cực dương, B là cực âm: dòng điện truyền từ A qua dido D, qua R về B.
- Trong nửa chu kỳ sau của dòng điện xoay chiều thì A là cực âm, B là cực dương: khi đó không có dòng điện qua R.
Vậy dòng điện qua R là dòng điện 1 chiều nhấp
nháy có dạng :
b. Chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ
- Trong nửa chu kỳ của dòng điện xoay chiều thì A là cực dương, B là cực âm: dòng điện đi từ A tới M qua diod D1 tới N qua R tới Q qua diod D3 tới P rồi về B.
- Trong nửa chu kỳ sau của dòng điện xoay chiều thì A là cực âm, B là cực dương: dòng điện đi từ B tới P qua diod D2 tới N qua R tới Q qua diod D4 đến M rồi về A.
Vậy dòng điện qua R cũng là dòng 1 chiều vẫn còn nhấp nháy. Để dòng điện một chiều bớt
nhấp nháy, ta dùng bộ lọc.
3. ƯU VAØ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LƯU * Ưu điểm : * Ưu điểm :
Là phương pháp kinh tế, thiết bị dễ chế tạo, ít tốn kém, gọn, vận chuyển dễ dàng. Có thể tạo ra dòng điện một chiều công suất lớn.
* Nhược điểm : Dòng điện một chiều được tạo ra vẫn còn nhấp nháy. Ta có thể làm giảm
sự nhấp nháy bằng cách dùng bộ lọc. R Đ P n Io O i t