Nhà máy đường Sóc Trăng sử dụng nấu đường 3 hệ. Bao gồm 7 nồi nấu đường, trong đó có 4 nồi nấu A, 2 nồi nấu B và 1 nồi C. Kỹ thuật nấu đường của từng công nhân được phân công có thể khác nhau, nhưng chủ yếu dựa vào kỹ thuật và kinh nghiệm để khống chế quan sát bằng tay bằng mắt. Về phương pháp nấu của từng loại nguyên liệu đường non A, B, C cũng khác nhau cả về thời gian và thao tác cũng như kỹ thuật nấu. Tuy nhiên vẫn tuân thủ theo trình tự của quá trình nấu bao gồm:
- Cô đặc nguyên liệu
- Tạo mầm tinh thể
- Nuôi tinh thể
- Cô đặc cuối
Ngoài ra còn có những thao tác phụ như: chuẩn bị nguyên liệu, nhã đường non, rữa nồi,…
Li tâm B Trợ tinh B Trợ tinh C Li tinh C Trợ tinh A Li tâm A Mật rỉ Đường C Mật B Đường B Mật A1 (A rữa) Mật A2 (A nguyên) Đường A Bể chứa Đường TP Hồi dung B Hồ B
(a) Cô đặc nguyên liệu: mục đích đưa nguyên liệu như sirô, mật chưa bảo hòa vào nồi tiến hành cô đặc cho đạt được trạng thái quá bão hòa, tạo điều kiện nuôi mầm tinh thể đường.
(b) Tạo mầm tinh thể: mục đích của giai đoạn này là hình thành hạt tinh thể đều nhau, độ cứng đồng đều, hoạt tính yêu cầu kích thước (to, nhỏ) để cung cấp làm giống để nấu các loại đường non. Thường nhà máy sẽ dùng đường cát li tâm được đem làm giống. Nhưng nếu trường hợp thiếu giống thì tạo mầm tinh thể bằng bột giống…..??
(c) Nuôi tinh thể: nuôi tinh thể từ giống có được cho lớn dần theo thời gian nấu đến khi đạt yêu cầu đặt ra.
(d) Cô đặc cuối: khi đường non nấu tới dung tích qui định, tinh thể đạt yêu cầu về số lượng và kích thước, thì ngưng nấu, đóng chân không và bắt đầu nhả đường non xuống trợ tinh.
Kỹ thuật nấu đường:
• Nấu đường non A: nguyên liệu chủ yếu là mật chè và đường hồ B làm giống. Do AP nguyên nguyên liệu cao nên tinh thể lớn nhanh có thể nấu hạt lớn, tạo ra đường thành phẩm nên yêu cầu tinh thể đồng đều, trắng, trong, phù hợp chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Nhà máy sử dụng thiết bị thiết bị tạo chân không vào khoảng -0.08-> 0.1 MPa thì cho sirô vào ngập buồng dia nhiệt , khi dung dịch trong nồi vào khoảng 10 – 12m3 thì mở van hơi tiến hành cô đặc và lien tục cho nguyên liệu vào để đảm bảo ngập buồn gia nhiệt. Khi cô đặc đến nồng độ phù hợp, thì cố định chân không, điều khiển tốc độ bốc hơi trong nồi chậm dần lại và cho giống hồ B vào, sau đó tiếp tục cho nguyên liệu sirô vào để nuôi tinh thể lớn lên. Khi dung tích trong nồi đạt yêu cầu vào khoảng 38- 42m3 (đối với nồi lớn), 19- 23m3 (đối với nồi nhỏ), thì tiến hành cô đặc cuối. Trong quá trình nấu thường xuyên kiểm tra khi nguyên liệu đạt độ cho phép thì tiến hành nhả đường. Thời gian nấu từ 2-4h
• Nấu đường non B là cầu nối giữa nấu A và nấu C, tạo giống để nấu đường non A nên kích thước và số lượng cũng như độ tinh khiết đường B ảnh
nấu đường non B là A nguyên, A rữa nên có sự chênh lệch độ AP, để thích ứng quá trình, kết tinh ở giai đoạn đầu nuôi tinh, giai đoạn đầu đối lưu tốt, độ nhớt thấp kết tinh nhanh ta cần cho nguyên liệu có độ AP cao vào trước để rút ngắn thời gian. Đến giai đoạn gần cuối độ nhớt cao, đối lưu không thuận lợi kết tinh chậm khi đó cho nguyên liệu có độ AP thấp vào thì sự kết tinh chậm không làm xuất hiện các tinh thể dại, vì phần đường trong
nguyên liệu lúc này tương đối thấp. Từ đó chất lượng đường tốt hơn. Sauk hi ngưng cho nguyên liệu (đến 19 – 23m3) thì cô đặc cuối và nhả đường non xuống hệ thống trợ tinh B.
• Nấu đường non C: tiến hành tương tự nấu đường non B nhưng nguyên liệu là A rữa (mật A), mật B, nên AP khá thấp, đường khử nhiều, tạp chất nhiều, nên độ nhớt rất cao, do đó cần nước trong quá trình nấu (lúc đang rút giống vào hoặc giai đoạn cô đặc nguyên liệu). Sau khi cho nguyên liệu vào thì cần phải nấu nước 1 đến 2 lần rồi mới bắt đầu cô đặc. Khi nhả đường cần giảm tối đa nhiệt độ đường non.
Thời gian nấu: non A khoảng 2 ÷ 3 giờ, non B khoảng 3 ÷ 5 giờ, non C khoảng 5 ÷ 8 giờ, tùy theo từng mẻ.
Chú ý: Nếu đường non C sau li tâm mật C có Ap cao sẽ đem đi nấu lại. Thường mật cuối có Ap nhỏ hơn hoặc bằng 32%.
Các thông số kỹ thuật