Các tài liệu quan trắc

Một phần của tài liệu Thực trạng bồi xói đoạn sông Hương chảy qua thành phố Huế MS (Trang 28)

- Tài liệu đo mực n−ớc tại trạm Kim Long trong những ngày tiến hành đo sâu đ−ợc mua với chuôĩ số liệu quan trắc liên tục 24 lần một ngày (mỗi giờ có một lần quan trắc). Bộ tài liệu này đ−ợc dùng để chỉnh lí tài liệu đo sâu nh− tính độ dốc mực n−ớc trên tuyến đo đạc và chỉnh lí tài liệu đo về cao trình chuẩn quốc gia.

- Tài liệu trắc địa bằng máy định vị vệ tinh theo phần mềm của Mỹ có độ chính xác ± 2,5 m để xác định toạ độ kinh vĩ của các điểm khởi đầu, kết thúc và các điểm đặc biệt trên tuyến đo. Khi xác định toạ độ nhờ vào việc hội tụ ít nhất là qua thông tin của 3 vệ tinh hoạt động trên lãnh thổ. Tốc độ hội tụ từ 30 giây đến 1 phút, phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Cùng kết hợp với việc xác định các toạ độ là xác định thời gian đo đạc để hiệu chỉnh độ sâu theo tài liệu mực n−ớc. Số liệu này dùng để xác định các điểm đầu và cuối của mỗi mặt cắt để xây dựng bình đồ đáy đoạn sông.

- Tài liệu đo sâu bằng máy hồi âm FURNO 4300. Độ sâu đ−ợc phản ánh qua băng hồi âm trên các tuyến đo (các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang) và trên màn hình hiện số lúc máy hoạt động. Độ chính xác của máy hồi âm đối với độ sâu điểm đo trên 5 m là ± 0,2 mét. Khả năng đo của máy hồi âm dao động trong biên độ từ 1,5 - 350 mét. Đây là tập số liệu cơ bản nhất để tiến hành lập bình đồ đáy sông, trên cơ sở đó có thể phân tích hiện trạng bồi lắng của sông H−ơng và xu thế diễn biến của nó trong một t−ơng lai gần. Bộ số liệu này đã đ−ợc xử lí qua máy vi tính với bộ ch−ơng trình lập trên ngôn ngữ PASSCAL (7 ch−ơng trình) (Phụ lục 2 và 3). Băng hồi âm đ−ợc nhập vào máy tính bằng máy FAX hoặc SCANER, sau đó thực hiện các ch−ơng trình hiệu chỉnh, xử lí, tính toán số liệu. Kết quả tính toán đ−ợc trình bày trong phụ lục 2. Bộ số liệu tính toán trong phụ lục 2 là điều kiện cần để lập bình đồ một đáy sông.

Một phần của tài liệu Thực trạng bồi xói đoạn sông Hương chảy qua thành phố Huế MS (Trang 28)