Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (Trang 27 - 29)

- Sổ này có 100 trang, đánh số từ trang 01 đến trang 100 Ngày mở sổ: 01/01/

2.1.4.Kế toán chi phí sản xuất chung

2.1.4.1 Nội dung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phân xưởng ngoại trừ chi phí NVL trực tiếp là chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm các khoản mục sau:  Chi phí NVL dùng cho bộ phận phân xưởng

 Chi phí công cụ - dụng cụ cho bộ phận sản xuất

 Chi phí khấu hao tài sản cố định của bộ phận sản xuất  Chi phí vận chuyển, bốc xếp

 Chi phí điện nước

 Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị  Chi phí chất lượng sản phẩm

 Chi phí khác bằng tiền…

Tất cả các chi phí này đều được tập hợp theo thời gian phát sinh chi phí, được xác định chung cho toàn bộ phận sản xuất

Chứng từ kế toán cho những khoản phát sinh này chủ yếu là các hoa đơn của người cung cấp, phiếu chi tiền mặt, ủy nhiệm chi của ngân hàng, bảng tính và phân bổ khấu hao, phiếu xuất kho…

Kế toán sử dụng các loại sổ: sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 154, sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản (TK 627), sổ cái tài khoản 627… để hạch toán chi phí sản xuất chung.

Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được thực hiện đối với các khoản mục chi phí sau

Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí vật liệu dùng cho bộ phận sản xuất nhưng không dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Vật liệu xuất dùng chủ yếu để dùng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị… Khi có nhu cầu vât liệu dùng cho phân xưởng, thủ kho lập phiếu xuất kho

theo số lượng thực chất nếu vật liệu có trong kho, trường hợp mua ngoài căn cứ vào hóa đơn mua hàng…

Trong tháng 12, Dựa trên chứng từ kế toán, nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận sản xuất là 1,050,000 đồng. Kế toán định khoản

Nợ TK 627: 1,050,000 Có TK 152: 1,050,000

Chi phí khấu hao TSCĐ: Là doanh nghiệp sản xuất nên TSCĐ của công ty rất nhiều và đa dạng. Bao gồm: máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, nhà xưởng… Đây là những tài sản có giá trị lớn, trong khi sử dụng bị hao mòn, hàng tháng kế toán trích khấu hao.

Tại công ty, việc trích khấu hao được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính, phương pháp tính khấu hao là khấu hao theo đường thẳng và được tính tròn tháng.

Mức trích khấu hao hàng tháng Nguyên giá TSCĐ

Số năm sử dụng * 12

=

Ví dụ: Ngày 12 tháng 12 năm 2009 Công ty mua máy hàn chập dây nhôm nguyên giá 21,000,000 đồng, thời hạn sử dụng là 5 năm. Mức trích khấu hao cho TSCĐ này là: 21,000,000/(5*12) = 350,000.

Căn cứ vào tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng, kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao ( Biểu số 2.16)

Từ bảng tính và phân bổ chi phí khấu hao, kế toán hạch toán chi phí sản xuất chung như sau

Nợ TK 627:73,513,099 Có TK 214: 73,513,099

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ CƠ KHÍ

Số 240 – 242, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY (Trang 27 - 29)