C. Bần và lỗ vỏ
4. Mô nâng đỡ
5.1 Gỗ (xylem) là mô phức tạp, khi nhuộm có màu xanh gồm:
• Yếu tố dẫn nhựa nguyên: quản bào (mạch ngăn), mạch gỗ (mạch thông).
• Yếu tố không dẫn nhựa: mô mềm gỗ và sợi gỗ.
Gỗ sơ cấp: hình thành từ mô phân sinh sơ cấp ở ngọn thân, ngọn rễ
BM. Dược Liệu – ĐHYD CẦN THƠ
44
13/09/2012
Mạch ngăn (quản bào): là những tế bào hình thoi chết, hai
đầu nhọn, giữa các tế bào vẫn còn vách ngăn ngang, nhựa nguyên chuyển giữa các mạch ngăn qua các vách ngăn
không hóa gỗ.
Phân loại
Mạch vòng, mạch xoắn: vách của mạch ngăn có chỗ dày hóa gỗ theo dạng vòng hay xoắn (mạch vòng xoắn).
Mạch ngăn hình thang: tiết diện đa giác, 2 đầu có vách ngang vát xéo, vách dày hóa gỗ theo chiều dọc và ngang song song.
Mạch chấm hình đồng tiền (hạt trần): tiết diện vuông, đầu mạch vát xéo, vách dọc dày hóa gỗ trừ những chỗ còn vách cellulose hình đồng tiền.
Mạch thông: là những tế bào chết, dài, giữa các tế bào không còn vách ngăn ngang.
Phân loại
Mạch vạch: vách của mạch có chỗ dày hóa gỗ nằm ngang.
Mạch mạng: chỗ dày hóa gỗ hình mạng lưới, trong các mắt lưới vách vẫn bằng cellulose.
Mạch chấm: vách hóa gỗ gần như hoàn toàn, chỉ để hở
những chấm bằng cellulose.
BM. Dược Liệu – ĐHYD CẦN THƠ 46 13/09/2012 A B C A: mạch xoắn B: mạch hình thang C: mạch chấm hình đồng tiền
A B C D
A: mạch vòng xoắn B: mạch xoắn
C: mạch mạng D: mạch điểm
BM. Dược Liệu – ĐHYD CẦN THƠ
48
13/09/2012
Yếu tố không dẫn nhựa
Sợi gỗ: tế bào dài, đầu ngọn, vách dày hóa gỗ, khoang giữa hẹp, có nhiệm vụ nâng đỡ.
Mô mềm gỗ: tế bào sống, làm nhiệm vụ dự trữ, sinh ra từ
tượng tầng, vách còn cellulose hay hóa gỗ, giúp nhựa luyện vào được trong gỗ.
•Mô mềm dọc: phần mô cuối cùng tượng tầng tạo ra trước khi nghỉ, nằm ngoài vòng gỗ 2, tế bào kéo dài theo trục của thân.
•Mô mềm gỗ ngang (tia gỗ): cấu tạo gồm 1 hay nhiều dãy tế bào, giúp nước từ gỗ đến tượng tầng và libe; nhựa luyện từ libe đến mô mềm gỗ.
5. Mô dẫn