VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM: 5.1 Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ BỘT (Trang 54)

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của TP nói riêng đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chat lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị l một thành viên bình đẳng của WTO.

Vi phạm trong vấn đề VSATTP hiện nay ở nước ta rất nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân là do đâu?. Chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện tốt công tác này, vì vậy tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa được nâng cao và đẩy mạnh. Quan trọng hơn nữa thói quen xấu về mặt mất vệ sinh vẫn là thói quen cố hữu của nhiều người. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn yếu kém ở khâu quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn thiếu sự quyết tâm, sự đồng bộ. Khâu tổ chức sản xuất để có thực phẩm an toàn cũng chưa ổn mà ngược lại, sản xuất chứa đựng rất nhiều nguy cơ. Các chế tài xử lý hiện nay chưa đủ mạnh vì vậy hiệu quả ngăn chặn còn thấp. Tuy nhiên chúng ta cũng nên quan tâm đến các nguyên nhân khách quan khác: nền nông nghiệp của nước ta còn nhiều thô sơ lạc hậu, khoa học kỹ thuật áp dụng chưa sâu quan trọng là chưa triệt để.Đại đa số các hộ làm nông nghiệp thực hiện trên mô hình nông dân nhỏ lẻ, do vậy việc đầu tư đồng bộ từ giống, cây trồng vật nuôi đến việc áp dụng các biện pháp canh tác, nuôi trồng theo quy cách đảm bảo an toàn thực phẩm như GAP, HACCP còn hạn chế.

Vậy để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã làm gì và cần phải làm them những gì nữa?. Ở nước ta cũng đã có một số hội bảo vệ người tiêu dùng, nhưng do một số lí do nào đó, các hội này chưa hoạt động tích cực. VSATTP rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bao gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm Việt Nam không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép hầu nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

5.2. Vệ sinh an toàn thưc phẩm tại cơ sở sản xuấtVề mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm: Về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm:

 Vấn đề ATVSTP là vấn đề mà bất cứ Công ty sản xuất thực phẩm nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, không phải Công ty nào cũng làm được.

 Sau một thời gian thực tập ở Công ty, em nhận thấy vấn đề ATVSTP được Công ty đặt lên hàng đầu, từ khâu nguyên liệu cho đến khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng.

5.2.1. Đối với nguyên liệu:

 Luôn cập nhật các quy định của Bộ Y Tế và các quy định của nước ngoài để có thể điều chỉnh các loại phụ gia cũng như là hàm lượng của chúng có thể được sử dụng trong sản phẩm nhằm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

 Sử dụng nguồn nguyên liệu của các nhà cung cấp có uy tín, chất lượng ở cả trong và ngoài nước.

Luôn kiểm tra chặt chẽ nguyên liệu đầu vào:  Chất lượng vệ sinh.  Tình trạng bao gói.

 Giấy chứng nhận chất lượng từ nhà cung cấp.  Cùng một số giấy tờ cần thiết khác.

5.2.2.Đối với quá trình sản xuất:

 Đưa ra các quy định chặt chẽ về vệ sinh trong quá trình sản xuất.

 Luôn có một đội ngũ nhân viên kiểm tra chất lượng đảm nhận tại các công đoạn trên dây chuyền sản xuất để theo dõi, giám sát việc chấp hành các quy định về vệ sinh trong quá trình sản xuất.

 Lấy và lưu mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh.

5.2.3.Đối với khâu thành phẩm:

 Sản phẩm được đóng gói trong bao bì kín, đảm bảo vệ sinh.

 Hướng dẫn các nhân viên bán hàng bảo quản, trưng bày sản phẩm đúng theo các yêu cầu đối với sản phẩm để tránh tình trạng hư hỏng của sản phẩm.

 Khuyến khích người tiêu dùng trả lại sản phẩm nếu sản phẩm có dấu hiệu bị hư hỏng.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ BỘT (Trang 54)